Bất ngờ với "Thiên Mệnh Anh Hùng"

Thảo luận trong 'ĐIỆN ẢNH & SÂN KHẤU' bắt đầu bởi Cỏ May, 1/2/12.

  1. Cỏ May

    Cỏ May
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    60
    Thích đã nhận:
    30
    Money:
    0$
    [Thanhnien]Thật bất ngờ khi xem hơn 90 phút phim tết Thiên mệnh anh hùng và không quá lời khi nói đây là bộ phim mở ra một bước ngoặt mới cho điện ảnh Việt!

    [​IMG]

    Điện ảnh Việt cũng từng có những phim lịch sử, kiếm hiệp như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La..., nhưng chất lượng vẫn chưa thể mỉm cười được. Nay, với Thiên mệnh anh hùng, bộ phim không chỉ đánh một dấu son vào trang sử phim kiếm hiệp Việt Nam khi cả về tay nghề, kỹ xảo, dàn dựng đều có chất lượng nghệ thuật tốt nhất từ trước đến nay.

    Xem Thiên mệnh anh hùng, tự hào làm sao khi Việt Nam lại có những vùng đất, không gian, cảnh trí thiên nhiên đẹp đến mê hồn như thế. Non xanh, nước biếc hữu tình của Ninh Bình, Hà Nội, Củ Chi qua tay máy của K’Linh trở nên huyền ảo, lung linh hơn bao giờ hết, nhất là khi những cảnh đẹp ấy được lồng trong một bộ phim có thể loại dã sử, kiếm hiệp. Trên cái nền “rặt” Việt Nam như thế, mạch phim về câu chuyện ly kỳ, đẫm máu nhưng nhân bản ở cái kết bất ngờ về cuộc truy tìm bức huyết thư để gột rửa nỗi hàm oan trong vụ án Bí mật Lệ Chi viên, không hề có chút nào giống với phim Tàu hay Hàn. Những cảnh bay nhảy, đấm đá hay mâu thuẫn nơi hậu cung khốc liệt chỉ là những gia vị cần thiết mà đạo diễn bắt buộc phải nêm nếm cho phim thêm phần hấp dẫn, còn cái quan trọng là khi xem phim người xem rõ ràng cảm nhận được chất Việt xuyên suốt mạch phim.

    Thiên mệnh anh hùng được cảm tác từ các nhân vật và một phần câu chuyện trong tiểu thuyết Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn, với những nhân vật hư cấu đan xen với những nhân vật lịch sử - một hình mẫu phổ biến của dòng tiểu thuyết võ hiệp. Với những thiết bị quay phim tiên tiến nhất lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam và sự dàn dựng võ thuật công phu cùng hỗ trợ của công nghệ kỹ xảo mới nhất, Thiên mệnh anh hùng đã có được những thước phim hành động hút mắt. Ngay từ những phút đầu tiên, khán giả đã phải xuýt xoa, trầm trồ trước những màn kỹ xảo, các thế đánh võ tuyệt đẹp của các nhân vật: Nguyên Vũ (Huỳnh Đông đóng), sư trụ trì chùa (Minh Thuận), nữ hiệp Hoa Xuân (MiDu), Trần Tổng Quản (Khương Ngọc), Vương Thiên (Bá Cường), Hoa Hạ (Kim Hiền)… Nhiều trường đoạn đại cảnh đánh nhau trong các cuộc tranh quyền đoạt lợi, những cuộc ám sát của các thích khách giấu mặt… xem rất có cảm xúc và hấp dẫn bởi mức độ hoành tráng, quy mô và rất thật. Phần âm thanh, âm nhạc đã đem lại hiệu quả tốt nhất cho những cảnh quay trong phim.

    Một điều phải “nể” Victor Vũ nữa ở chỗ: Dù chỉ chọn những gương mặt chưa phải là tên tuổi ăn khách, như MiDu, Huỳnh Đông, Vân Trang, Kim Hiền, Minh Thuận, Khương Ngọc, Bá Cường… đảm nhận các vai chính, nhưng phim vẫn thu hút bởi chính diễn xuất có đầu tư, mới mẻ từ họ. Một Huỳnh Đông hợp vai con nhà võ, diễn xuất chuyên nghiệp khó có thể chê được; cũng như MiDu nhỏ bé, nhưng “duyên” trong cả phân cảnh đanh đá hay bi kịch. Cặp diễn viên trẻ Huỳnh Đông - MiDu, cùng Vân Trang với vai Thái hậu thâm độc, tàn ác, sau phim này hứa hẹn sẽ còn là những cái tên sáng giá hơn của điện ảnh Việt.

    Đột phá công nghệ phim

    Ngoài sứ mệnh mở đường thành công với thể loại “võ hiệp kỳ tình” và có những khám phá mãn nhãn về cảnh sắc VN, Thiên mệnh anh hùng còn đánh dấu chặng đường mới hiện đại hơn về công nghệ, kỹ xảo.[/B]

    Xứng đáng với 25 tỉ

    Để thổi vào bộ phim hơi thở võ hiệp, đạo diễn đã sử dụng phần lớn số tiền đầu tư hơn 25 tỉ đồng cho việc hóa trang, đạo cụ, phục trang, kỹ xảo... nhằm dàn dựng rất nhiều cuộc chiến trải dài gay cấn từ đầu đến kết phim. Những kỳ công về đầu tư đó đã nhận được tín hiệu tích cực khi phim được đánh giá cao ở nhiều khâu.

    [​IMG]

    Các cảnh quay được dàn dựng công phu qua sự chỉ đạo của đạo diễn võ thuật Johnny Trí Nguyễn đã mang tới hiệu quả cao về thị giác. Là người có kinh nghiệm về võ thuật và diễn xuất nên các màn võ thuật dựa trên các môn võ cổ truyền của VN, đặc biệt là các màn đấu kiếm do Trí Nguyễn dàn dựng rất giàu tính điện ảnh, vừa đem lại cảm giác thật khi các nhân vật đánh nhau, vừa đem lại hiệu quả hình ảnh tốt. Theo Trí Nguyễn, người xem có xu hướng hay so sánh giống võ của Trung Quốc, nhưng với võ thuật dùng trong điện ảnh, luôn có những động tác tương đồng giữa võ thuật các quốc gia, như các thế đánh thẳng, đá thẳng, từ trên xuống hay từ dưới lên. Còn những động tác bay lượn hay phóng chưởng thì đây là đặc trưng của phim fantasy (kỳ ảo). Trí Nguyễn cho biết: “Phim có phần bay nhảy nhiều nên không ít bối cảnh đòi hỏi phải kéo dây, phải tập luyện cho diễn viên biết điều khiển tư thế khi bay trên dây; phần đánh nhau dùng vũ khí dễ bị thương nên phải tập cho diễn viên từ văn bản đến võ thuật và diễn”.

    [​IMG]

    [​IMG]

    500 bộ trang phục

    Vấn đề luôn được mang ra mổ xẻ “nhiệt tình” nhất trong các bộ phim cổ trang Việt chính là phục trang, hóa trang. Riêng ở khâu này, đạo diễn và nhà sản xuất đã mời được những chuyên gia hàng đầu, như nghệ sĩ Lilian Tran - một Việt kiều Mỹ chuyên về hóa trang đặc biệt để hóa trang cho những tạo hình lạ trong phim. Thiết kế chính trang phục là họa sĩ Huỳnh Mỹ Ngọc, người đã thiết kế cho phim Khát vọng Thăng Long trước đây, và nghệ nhân Vũ Văn Giỏi. Có tổng cộng gần 500 bộ trang phục đã được may cho phim và trang phục tốn nhiều công sức nhất là của Hoàng Thái hậu (do Vân Trang thủ vai) vì có rất nhiều chi tiết. Đạo cụ cho phim cũng thế, bộ phận chế tác phải đặt làm mới toàn bộ để phù hợp với bối cảnh phim, đặc biệt là các loại vũ khí nhìn rất thật từ các chất liệu gỗ, inox và nhôm. Phụ trách chính việc thiết kế đạo cụ và cảnh trí trong phim là họa sĩ Joji Panminhtuan; tổ chức thực hiện đạo cụ và bối cảnh là chuyên gia Vũ Huy Ngọc Bảo. Phim cũng phải xây dựng mới nhiều bối cảnh lớn, công phu như cảnh đường phố kinh thành Thăng Long, các cảnh nội như mật thất trong phủ Vương gia. Những đạo cụ lớn nhất là các khối lắp ghép tạo ra cổng thành, các ngôi nhà trên phố, hai con kỳ lân.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Không chỉ làm một cuộc “cách mạng” về trang phục, đạo cụ, võ thuật... cho thể loại phim võ hiệp, Thiên mệnh anh hùng còn có những đột phá ở khâu kỹ xảo khi được đầu tư nhiều công sức để có được hiệu quả tốt nhất so với các phim Việt từ trước đến giờ. Có 3 công ty tham gia làm kỹ xảo cho phim: 2 công ty từ Việt Nam là Vinamation và Cyclo, cùng 1 công ty Hàn Quốc là Atom chuyên về kỹ xảo 3D. Công ty Kantana của Thái Lan đảm trách chỉnh màu. Phim cũng sử dụng 2 loại máy quay hiện đại hàng đầu, đó là máy RED cho các cảnh bình thường và máy EPIC cho các cảnh hành động. Máy EPIC có khả năng quay tới 300 khung hình cho một giây nên các cảnh hành động, bay lượn được quay rất chi tiết, đem lại hiệu quả cuối cùng rất đẹp. Việc xử lý các cảnh kỹ xảo cho phim tốn rất nhiều thời gian, từ xóa dây trong các cảnh hành động có bay lượn đến việc tạo các hình ảnh nền cho các cảnh quay trên phông xanh. Có những cảnh kỹ xảo trong phim rất khó thực hiện, như đoạn kỳ lân nổi dậy ở đầu phim hay cảnh Nguyên Vũ thi triển ngón đòn kỳ lân công, nhưng cuối cùng đạo diễn cũng thở phào vì những thước phim bắt mắt.

    Phan Cao Tùng
     
    #1 Cỏ May, 1/2/12
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15
  2. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Đúng vậy, Thiên Mệnh Anh Hùng là một bộ phim mang tính đột phá của điện ảnh Việt Nam về thể loại phim cổ trang. Cứ tiếp tục phong độ như thế, thì chẳng bao lâu điện ảnh VN sẽ có những bộ phim làm chúng ta hãnh diện với thế giới. Nhưng điều này có khó không? Rất khó, bởi vì:

    Kinh phí làm phim Thiên Mệnh Anh Hùng (TMAH) khoảng 25 tỷ. Muốn thu hồi vốn, tổng doanh thu của phim phải đạt tối thiểu 50 tỷ. (chia 50/50 với phát hành), theo thông báo của nhà sản xuất trong đợt chiếu tết vừa rồi doanh thu TMAH khoảng 20-30 tỷ. Hay như một hiện tượng doanh thu từ trước tới nay của phim "Để Mai Tính" khoảng 40 tỷ. Như vậy, với góc độ là một nhà đầu tư TMAH sẽ thấy rằng: nếu có lập lại kỹ lục doanh thu như Để Mai Tính thì vẫn lỗ. Tuy nhiên có được danh dự và niềm vui. Vậy phải hoan hô NSX đã làm vì lòng danh dự đối với nền ĐA Việt Nam, cũng như NSX đã từng thực hiện Dòng Máu Anh Hùng, Áo Lụa Hà Đông. Nếu không, họ chỉ làm những phim có kinh phí chừng 3-4 tỷ để đảm bảo thu hồi vốn. Khi đó khán giả sẽ tiếp tục xem và truyền thông có chuyện để làm, các nhà phê bình chán nản vì chẳng muốn phê bình nữa.

    Vậy, với tư cách là một khán giả. Liệu chúng ta có hoàn toàn ủng hộ vô điều kiện bằng cách mua vé vào xem phim TMAH ngay bây giờ nếu ai chưa xem? Đó là cách tốt nhất để đáp lại lòng danh dự của NSX và nhất là lòng danh dự của chúng ta dành cho điện ảnh Việt Nam. Chúng ta từng nói chúng ta yêu điện ảnh, vì nền điện ảnh, nhưng chúng ta chỉ ngồi đó và phán xét, trông ngóng những scadal và hưởng lợi vì sự dũng cảm của người khác (đây là NSX), vậy có buồn lắm không?

    Hỡi những người yêu điện ảnh Việt Nam, chúng ta cùng hành động đi thôi. Vì hành động của chúng ta ngày hôm nay sẽ cứu vớt và làm phát triển nền điện ảnh Việt Nam trong tương lai.
     
  3. trangxu

    trangxu
    Expand Collapse
    Super Moderator
    Staff Member

    Tham gia:
    25/11/11
    Bài viết:
    67
    Thích đã nhận:
    8
    Money:
    0$
    Em đã đi xem k những 1 lần mà đến 2 lần mà vẫn bị choáng ngợp bởi cảnh vật,màu sắc, võ thuật cũng như diễn xuất của các diễn viên. Thật k ngờ là VN mình có thể làm 1 bộ phim hay và hoành tráng đến thế nhưng vẫn giữ được hồn Việt từ cảnh vật đến võ thuật, trang phục.
    Thật là mừng cho điện ảnh Việt Nam!
     
  4. Đặng Tiến

    Đặng Tiến
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/1/12
    Bài viết:
    61
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Lúc e đi công tác ở Hà Nội có chụp 1 tấm với "Thiên mệnh anh hùng" ở Cổ Loa. Theo yêu cầu của đạo diễn mình k được tung hình quá sớm khi phim chưa trình chiếu, cũng như k được tung mấy cảnh hậu trường của phim...
     

Chia sẻ trang này