Côi cút phận già, trẻ nhỏ trong cô nhi viện

Thảo luận trong 'XÃ HỘI' bắt đầu bởi bichphuong, 22/2/12.

  1. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    (Vnexpress) - Nơi cô nhi viện Thiên Bình (Biên Hòa, Đồng Nai), các nữ tu cần mẫn cưu mang hàng trăm mảnh đời bất hạnh là những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, các già neo đơn không nơi nương tựa...

    Nằm nép mình trong khu rừng bạt ngàn thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở bảo trợ xã hội Thiên Bình rộng khoảng 4 ha, hiện là nơi sinh sống của 116 trẻ mồ côi, 26 người già neo đơn. Hầu hết họ đều mang trong mình những chứng bệnh nan y, khiến thính, khiếm thị, tâm thần, khuyết tật...

    [​IMG]
    Những mảnh đời côi cút đang được các xơ nuôi dưỡng ở cô nhi viện Thiên Bình. Ảnh: Thi Ngoan​

    Lớn tuổi nhất ở đây là bà Nguyễn Thị Dễ, năm nay đã hơn 93 tuổi. Bà cụ bị liệt bán thân, lãng trí, lãng tai và đang mất dần thị lực. Với mảnh ký ức không còn nguyên vẹn, bà bảo chỉ nhớ là mình không có cha mẹ và được một người tốt bụng nào đó đưa vào đây gửi các xơ nuôi. Cũng như nhiều cụ già ở trung tâm này, bà Dễ được cấp cho một căn phòng riêng sạch sẽ và khang trang. Mọi sinh hoạt, ăn uống của bà đều được nhân viên tình nguyện và các nữ tu lo liệu.

    Đã lớn tuổi nhưng bà Dễ rất thích ăn kẹo. Hễ thấy thấp thoáng bóng người đến thăm, bà lại giơ đôi tay già nua run run lên bảo "cho bà xin kẹo". Dù kẹo cứng hay mềm bà đều nhận rồi nhẩn nha nhấm hết. Các xơ quản lý cho biết, có ngày bà ăn hết hơn 1 kg kẹo mà vẫn muốn ăn nữa, xơ phải lén cất bớt đi vì sợ bà sinh bệnh.

    Dãy phòng dành cho các cụ nằm lọt thỏm trong một khu vườn rộng rãi và thoáng mát ngay giữa cô nhi viện. Cứ buổi trưa, mấy bà lão ở tuổi "thập cổ lai hy" lại mang ghế ra ngồi trước hiên hóng mát trò chuyện. Câu chuyện của họ có khi chỉ xoay quanh việc đọc kinh, cầu nguyện, chuyện cây tre, bụi chuối hoặc có khi chỉ là những mảnh ghép góp nhặt về một ký ức không tròn trịa.

    [​IMG]
    Bà Bùi Thị Vui rất thích kể chuyện khi có các bạn trẻ đến thăm. Ảnh:Thi Ngoan​

    Năm nay tuổi đã ngoài 65, bà Bùi Thị Vui (quê ở Huế) cho biết, bà là con út trong gia đình có 5 anh chị em, mẹ mất từ khi bà mới 7 tuổi. Cuộc sống ở quê khó khăn thiếu thốn song người cha vẫn bươn chải lo cho các con có đủ cơm ăn áo mặc, không phải đói rách.

    Từ bé đã long đong cùng cha làm lụng mưu sinh nên bà Vui rất thương ông cụ. Cho đến khi con cái lớn lên thì sức khỏe ông cũng già và sức khỏe yếu dần. Vì thương cha nên bà quyết định không lấy chồng mà ở vậy lo cho ông cụ.

    "Ngày cha mất tui buồn lắm. Anh chị em người thì đi tu người thì lấy chồng, lấy vợ hết. Rồi tui một mình vào Sài Gòn đi làm thuê nấu bún bò cho người quen. Đến khi không còn sức để làm nữa thì được các xơ thương cho ở đây", bà Vui chậm rãi kể.

    Mỗi buổi sáng, bà Vui cùng với các cụ khác phụ giúp nhặt rau hoặc làm những việc vặt để chuẩn bị bữa cơm trưa cho mọi người trong cô nhi viện. Lâu lâu nhớ tiếng cười trẻ thơ bà lại lân la đến quan sát bọn trẻ con nô đùa cười nói rồi lại trở về phòng nghỉ.

    Cuộc sống cứ thế trôi qua êm đềm, cho đến hồi cuối tuần vừa qua chứng kiến một bà bạn thân qua đời, bà Vui buồn rười rượi chẳng thiết tha đi đâu. Ngồi trước cửa phòng chầm chậm phe phẩy chiếc quạt lá, bà ngậm ngùi bảo: "Ở đây chuyện nay sống mai chết là bình thường lắm, có bà vừa buổi tối còn nói chuyện với tui mà sáng ra nằm bất động rồi. Tôi cũng buồn nhưng nghĩ rồi mai mốt lại tới mình thôi".

    [​IMG]
    Các nữ tu hàng ngày thầm lặng chăm sóc cho các em. Ảnh: Thi Ngoan.​

    Là người quản lý đồng thời trực tiếp chăm sóc bệnh nhân ở đây, nữ tu Teresa Phan Thị Nhan, Phó giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội cô nhi Thiên Bình cho biết, cơ sở này được thành lập từ năm 1970. Ngày ấy nơi đây là một vùng rừng núi hiểm trở mênh mông không có người sinh sống, các nữ tu đã lặn lội đến khai hoang và bắt đầu nhận nuôi dưỡng những mảnh đời côi cút.

    Xơ Nhan còn nhớ như in vào trưa 30 Tết 2 năm về trước có một em bé mới sinh chưa cắt rốn vẫn còn quấn tã đặt trước cổng cô nhi viện. Khi các nữ tu phát hiện thì em đã nguy kịch vì bị say nắng. Ngay lập tức các nhân viên y tế được điều động để tìm mọi cách cứu sống bệnh nhi. Từ đó đến nay dưới bàn tay chăm sóc tận tình của các nữ tu, bé gái bị bỏ rơi ngày ấy đã khỏe mạnh hẳn, càng lớn càng xinh xắn và ngoan ngoãn.

    Rồi một đêm khác có một người phụ nữ mang 2 đứa trẻ vào nằng nặc xin gặp xơ phó giám đốc có việc. Trò chuyện được một lúc thì bà ấy xin phép đi vệ sinh rồi bỏ trốn luôn, để lại hai đứa con khóc lóc hoảng hốt chạy khắp nơi gọi mẹ. "Mà hai đứa trẻ là người Hoa, mình hỏi gì nó cũng không hiểu. Sau đó xơ thấy một tấm giấy kẹp dưới đế ly. Đó là lá thư viết vội của người phụ nữ kia trình bày do hoàn cảnh khốn khổ quá không thể tiếp tục nuôi con nên nhờ xơ nuôi giúp", xơ Nhan nhớ lại.

    Với tình thương và sự nhẫn nại dạy dỗ của các nữ tu, đến nay hai đứa trẻ người Hoa đã được đi học và nói thành thạo tiếng Việt. Các em không còn khóc lóc hay rụt rè như những ngày đầu. Cứ thế tại cô nhi viện này, hàng trăm mảnh đời bất hạnh tương tự đều được các nữ tu mở lòng đón nhận và nuôi dưỡng, giúp những mảnh đời bất hạnh hồi sinh trong một bầu khí gia đình tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.

    Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Cơ Cơ sở bảo trợ xã hội Cô nhi Thiên Bình, số 138 ấp Thiên Bình, xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai; ĐT: 061. 351. 0250; Email: sbtxhconhithienbinh@gmail.com; Tài khoản ngân hàng Vietcombank số 0481000392689 (chi nhánh Biên Hòa, tên tài khoản Cơ sở bảo trợ xã hội Cô nhi Thiên Bình).

    Thi Ngoan​
     
    thanhthao78 thích nội dung này.
  2. thanhthao78

    thanhthao78
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    9/1/12
    Bài viết:
    257
    Thích đã nhận:
    41
    Money:
    0$
    Nếu không có những nơi như thế này thì không biết nhưng mảnh đời côi cút và những người già neo đơn nương tựa vào đâu.
     
  3. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Hãy tiếp tục phát hiện và giới thiệu những nơi như thế cho cộng đồng được biết nhé Phương.
     

Chia sẻ trang này