Đắng lòng trước cảnh người mẹ nghèo chết mòn nhìn 4 con thơ dị tật

Thảo luận trong 'NHÂN ĐẠO' bắt đầu bởi ERic, 2/5/14.

  1. ERic

    ERic
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    27/12/13
    Bài viết:
    33
    Thích đã nhận:
    0
    Money:
    0$
    (Dân trí) - Đó là hoàn cảnh rất bi đát của gia đình anh Ngô Văn Hiển (45 tuổi) và chị Hồ Thị Sương (40 tuổi) ngụ ở xóm 1, thôn Vĩnh Hòa, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

    Hơn 10 năm qua, người dân ở đây không khỏi xót xa khi hàng ngày chứng kiến nỗi đau chồng chất cảnh một gia đình nghèo có 4 đứa trẻ bị dị tật quanh năm chỉ có những tiếng ú ớ, la hét. Còn người mẹ sức cùng lực kiệt cũng đổ bệnh nằm một nơi do suy nhược cơ thể cấp độ 4, thiếu máu, rối loạn tuần hoàn não trầm trọng...

    Nỗi đau chồng chất

    Tìm đến nhà anh Ngô Văn Hiển (ở đội 1, thôn Vĩnh Hòa, xã Ân Đức) vào một ngày giữa tháng 4 nắng chói chang. Trước mắt là căn nhà cấp bốn xập xệ, tường gạch chưa được tô tường để lộ hoen ố thêm phần chật chội, bừa bộn.Bước vào nhà, một cảm giác khó chịu bởi sự nhem nhuốc của những đứa trẻ người không ra người. “Anh thông cảm, các cháu nó không thành người, mẹ chúng thì nằm một nơi. Tôi thì suốt ngày đầu tắt mặt tối không dọn dẹp kịp nên để nhà cửa bề bộn. Sáng nay, tôi bận đi lột vỏ keo thuê, rồi người ta mướn dời gỗ từ trên đỉnh núi xuống nên về hơi trễ. Các cháu ở nhà đi vệ sinh khắp nơi, tôi mới dọn, tắm xong cho chúng...”, anh Hiển ái ngại phân bua.

    [​IMG]
    Đắng lòng trước cảnh người mẹ chết mòn nhìn 4 con dị tật bẩm sinh
    Qua tìm hiểu, vốn anh Hiển mồ côi cha, mẹ từ nhỏ, được bà ngoại cưu mang nuôi dưỡng. Năm 1995, anh Hiển lập gia đình lấy chị Hồ Thị Sương, một phụ nữ nghèo cùng cảnh ngộ như anh. Tình yêu của đôi vợ chồng xây đắp từ đó rồi rồi lần lượt 4 đứa con ra đời. Thế nhưng, bất hạnh cũng từ đó bởi cả 4 đứa con của vợ chồng anh đều mang trong người dị tật bẩm sinh.

    Năm 1997, cháu Ngô Thị Thu Hiền cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc của hai vợ chồng. Thế nhưng, niềm vui chưa được bao lâu, khi Hiền 1 tuổi em bị một cơn co giật thập tử nhất sinh. Vợ chồng tất tả đưa con đi bệnh viện điều trị mới hay con mình bị bại não bẩm sinh. Dù nghèo, thương con nên vợ chồng vay mượn khắp nơi, bán hết thóc lúa đưa con vào bệnh viện Nhi đồng TP HCM chạy chữa ròng rã 6 tháng trời nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Đến nay, đã 18 tuổi nhưng Hiền chẳng biết làm gì “chỉ đâu đánh đó”, nói lắp, đầu óc lúc nhớ, lúc quên, thậm chí qua nhà hàng xóm chơi mà không biết đường về.

    [​IMG]
    Cháu Trinh là bị Down nặng nhất chỉ ăn ngủ nên mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống đều một tay anh Hiển lo liệu​

    Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, 3 đứa con sau là cháu Ngô Thị Mỹ Trinh (14 tuổi), cháu Ngô Thị Kim Thao (11 tuổi) và cháu Ngô Thị Bích Huệ (6 tuổi) ra đời đều mang trong mình bệnh dị tật bẩm sinh. Trong đó, cháu Trinh bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh rất khó phục hồi trí não nên càng lớn, Trinh càng biến chứng, người béo phì, không nói được. Ngoài thèm ăn và ngủ, mắt có dấu hiệu mù vào buổi xế chiều, nên từ việc cho ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do cha mẹ chăm sóc. Riêng cháu Thao nhìn bề ngoài có vẻ như bao đứa trẻ bình thường nhưng đã 11 tuổi mà em chưa một lần gọi tiếng “ba ơi”, “mẹ ơi”…

    Có lẽ, nỗi đớn đau chồng chất ấy đã quật chị Sương gục ngã với nhiều chứng bệnh khó mong hồi phục: suy nhược cơ thể cấp độ 4, thiếu máu rối loạn tuần hoàn não trầm trọng… “Khổ bao nhiêu tôi cũng ráng chịu đựng được nhưng nhìn vợ và các con lòng tôi như bị ai cắt từng khúc ruột, đớn đau lắm...” anh Hiển nghẹn ngào.

    Sức cùng lực kiệt

    Dù mới bước qua cái tuổi 45 nhưng trông anh Hiển già hơn rất nhiều so với tuổi thực của mình. Dáng người gầy guộc, đen nhẹm, nét mặt khắc khổ hằn lên bao phiền muộn sau bao năm lăn lộn với cuộc sống khổ nhọc, gian truân.

    [​IMG]
    Bé Bích Huệ đã 6 tuổi cũng bị Down nên chưa một lần gọi một tiếng "ba ơi, mẹ ơi"​

    [​IMG]
    Trong khi đó, 2 em Hiền (17 tuổi) và em Thao (11 tuổi) nhìn bề ngoài như bao đứa trẻ bình thường nhưng cũng ngớ ngẩn, nói lắp và nhỏ con hơn các đứa trẻ bình thường​

    Từ năm 2008 trở về trước, khi chị Sương chưa ngã bệnh, quanh năm anh Hiển hầu như không bao giờ có mặt ở nhà, tha phương cầu thực khắp nơi. Lúc thì theo chân phụ hồ ở TP HCM, khi lại lên Tây Nguyên hái cà phê, nhổ mỳ thuê, lúc về quê theo bạn đi biển, không có công việc nặng nhọc, hiểm nguy nào anh chưa nếm trải. Vắt kiệt sức lực, có lúc tưởng như muốn buông xuôi tất cả nhưng nghĩ đến những đứa con “không thành người”, nên anh đành tiếp tục gắng gượng.

    Bây giờ, chị Sương nằm một chỗ, gánh nặng lại đè trên đôi vai, anh Hiển phải đành quay về quê để lo cho 5 người bệnh. Thế nhưng, ở quê việc làm thuê cuốc mướn cũng khó, chỉ trông vào mấy sào ruộng thu nhập lúc có, lúc không khiến cuộc sống gia đình ngày càng lâm vào cảnh bi đát. Xót xa nhất, có những bữa cơm không đủ no, các con anh bốc cả cám heo ăn... “Những lúc bắt gặp cháu ăn vậy tôi tủi thân lắm, nhưng hoàn cảnh vậy thì mình phải nhắm mắt cho qua ngày đoạn tháng. Khổ nhất là những khoản vay nóng mấy năm đầu đưa con đi khám bệnh, không biết lấy đâu để trả nợ bây giờ”, anh Hiển thở dài.

    [​IMG]

    Chị Lê Thị Hồng Vân, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Vĩnh Hòa, bày tỏ: “Thời gian qua, chị em phụ nữ trong thôn luôn hết mình giúp đỡ gia đình chị Sương chăm lo cho các con. Ngay cả chị em trong xã không thuộc nơi gia đình chị Sương sinh sống cũng động lòng thương cảm của ít lòng nhiều sẻ chia đến gia đình...”.

    Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Ân Đức tâm sự: “Trường hợp anh Ngô Văn Hiển là một trong số rất ít gia đình trong xã nhiều năm qua phải gánh chịu nỗi đau, bất hạnh. Cả 4 đứa con thì tất cả đều mang những dị tật bẩm sinh bao nhiêu tiền bạc đều dồn lo chạy chữa cho các con nhưng “tiền mất mà tật vẫn mang”, trong khi vợ cũng đổ bệnh nằm một nơi. Về trách nhiệm địa phương, những năm qua chúng tôi đặc biệt quan tâm về các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước. Thế nhưng, không thấm vào đâu so với cảnh ngộ đặc biệt khó khăn của vợ chồng anh Hiển. Qua đây, tôi cũng rất mong các tổ chức, các nhà hảo tâm khắp cả nước, đặc biệt là qua báo Dân trí thông tin để nhà hảo tâm biết chia sẻ, giúp đỡ hoàn cảnh anh Hiển vượt qua nỗi thống khổ này”.

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Mã số 1403:AnhNgô Văn Hiển (45 tuổi, ở đội 1, thôn Vĩnh Hòa, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

    ĐT: 01629 828 067

    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

    Email:quynhanai@dantri.com.vn

    Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

    * Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

    Account Number: 045 137 195 6482

    Swift Code: BFTVVNVX

    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

    * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

    Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359

    Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

    * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

    Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002

    Swift Code: MSCBVNVX

    Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

    VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

    Bảo Sương – Doãn Công
     
    #1 ERic, 2/5/14
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này