Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cần kỷ luật để giữ đam mê

Thảo luận trong 'GIÁO DỤC' bắt đầu bởi hoahuongduong, 15/3/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    “Kỷ luật, đam mê và lòng dũng cảm” là những vấn đề được đưa ra thảo luận trong buổi nói chuyện của giáo sư Ngô Bảo Châu với học sinh Trường quốc tế Anh (BIS) tại TP.HCM sáng 15-3.

    Trước khi bắt đầu buổi nói chuyện, giáo sư Ngô Bảo Châu đã đưa ra những vấn đề để học sinh thảo luận như làm thế nào để tìm hiểu thế giới xung quanh, kỷ luật, đam mê và lòng dũng cảm để trả lời cho câu hỏi “Học như thế nào?”.

    [​IMG]
    GS Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi đến thăm Trường quốc tế Anh, quận 2, TP.HCM sáng 15-3​
    - Ảnh: Minh Đức​

    Trước “phản biện” của một học sinh là nên đặt đam mê lên đầu tiên, giáo sư Châu đưa ra quan điểm: “Tại sao tôi đặt kỷ luật lên hàng đầu, trước niềm đam mê và dũng cảm. Khi bạn học toán, ngôn ngữ, thể thao thì phải có niềm đam mê. Tuy nhiên, niềm đam mê rồi cũng sẽ giảm đi. Chỉ có kỷ luật mới giữ được cho bạn niềm đam mê đó. Khi chơi một trò chơi, đến một lúc nào đó niềm đam mê sẽ giảm nhưng vì tôn trọng người chơi, bạn vẫn phải chơi. Kỷ luật có nghĩa là tôn trọng luật chơi”.

    “Thưa thầy, làm thế nào để nuôi dưỡng niềm đam mê và để nó không mất đi?” - một nữ sinh tiếp tục đặt câu hỏi. Một cách từ tốn, giáo sư Châu chia sẻ: “Động lực của học tập là đi tìm sự thật, đó là cách để nuôi dưỡng niềm đam mê. Trường học có thể giúp bạn thông qua các tổ chức nghiên cứu, các hoạt động tranh luận…”.

    [​IMG]
    Rất đông học sinh Trường quốc tế Anh tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu​
    - Ảnh: Minh Đức​

    Câu hỏi của một nữ sinh khác nhận được những tràng pháo tay từ hội trường khi thắc mắc: “Thưa giáo sư, tại sao không có sự tò mò trong những ý giáo sư vừa đề cập?”. Giáo sư Châu trả lời: "Chúng ta không thể tìm ra câu trả lời, sau khi đã có sự tò mò mà không có kỷ luật”. Cũng theo giáo sư Châu, trong quá trình học tập, sự trung thực là điều rất cần và “các em phải có sự dũng cảm để đạt được điều đó”.

    Kết thúc buổi nói chuyện bằng tiếng Anh, một “nữ sinh nhí” đại diện cho trường nói bằng tiếng Việt khiến hội trường đồng loạt vỗ tay: “Xin cảm ơn giáo sư Châu, sự hiện diện của giáo sư là niềm vinh hạnh của Trường BIS chúng con. Con xin đại diện cho trường gởi tặng đến giáo sư một món quà để thể hiện tình cảm của trường chúng con”.
    Theo Tuổi trẻ
     
    #1 hoahuongduong, 15/3/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này