'Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy bà đồ trẻ...'

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi Cỏ Ba Lá, 18/1/12.

  1. Cỏ Ba Lá

    Cỏ Ba Lá
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    63
    Thích đã nhận:
    9
    Money:
    0$
    (Vietnamnet) - Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM rực đèn. Hàng năm, cứ mỗi độ mai vàng rực nở, những người yêu chữ, yêu cái đẹp tâm hồn tụ tập về đây. Đặc biệt, năm nay có rất nhiều bà đồ trẻ...

    Nói đến ông đồ trong văn học VN, không ai không nghĩ đến hình ảnh một ông đồ già... “Bày mực tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua” vào mỗi độ xuân về. Hàng chục năm nay, cứ vào những ngày cuối năm âm lịch, những “ông đồ trẻ” lại xuống đường…cho chữ.

    [​IMG]
    Ngọc Hân, người muốn quảng bá hình ảnh ngày tết đến với du khách đang viết tặng 2 câu thơ của Đồ Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

    [​IMG]
    Phố ông đồ ở nhà văn hóa Thanh niên mở hội

    [​IMG]
    Cặp câu đối :“Thành kính tổ tiên ơn gia độ - Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành”.​

    Trước đây, họ thường tập trung ở lề đường Trương Định góc Điện Biên Phủ ngồi thành hàng dài nhưng cũng chỉ được vài năm.

    Sau đó nhóm ông đồ này được... “qui hoạch” về nhà văn hóa Thanh Niên để như thông lệ hằng năm giáp tết họ qui tụ về đây cho chữ.

    Nếu bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 ghi lại sự suy tàn của nền nho học thì ngày nay, ông đồ của thế kỷ 21 lại là sự khởi sắc của văn hóa Việt Nam ngày tết.

    [​IMG]
    Vẽ trên áo

    [​IMG]
    Thanh niên, thiếu nữ ngồi mẫu để có bức chân dung tốc họa

    [​IMG]
    Hồn nhiên tuổi thơ​

    Ông đồ ngày nay không những “Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa rồng bay” mà còn múa bút trên những tấm áo, chiếc quạt và thậm chí ngay cả trên quả dưa hấu mừng xuân.

    Phố ông đồ năm nay, ít những câu đối, ít những bài thơ xuân. Cái thực dụng của cuộc sống, những lo toan thường nhật dường như đã lấn át văn phong tao nhã.

    Hiếm hoi lắm mới bắt gặp một câu đối, tuy không được chỉnh lắm nhưng nội dung ghi nhớ công ơn tổ tiên, công sinh thành của phụ mẫu: “Thành kính tổ tiên ơn gia độ - Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành”. Bên cạnh đó, những chữ Nhân, Trí, Nhẫn được nhiều người chiếu cố.

    [​IMG]
    Thư pháp

    [​IMG]
    Người nước ngoài cũng ghé vào xin chữ

    [​IMG]
    Bà đồ Huệ Minh thành viên CLB thư pháp nhà văn hóa Thanh niên đang . . . phượng múa rồng bay

    [​IMG]
    Thư pháp trên dưa hấu​

    Chị Huệ Minh, một “bà đồ” trong số nhiều bà đồ ở phố ông đồ nói đùa với chúng tôi: “Năm nay phụ nữ lên ngôi rồi. Bà đồ đông hơn ông đồ”. Quả thật phố ông đồ năm nay chỉ lác đác một vài ông.

    Nổi bật trong ngày hội phố ông đồ có lẽ là gian hàng của một “bà đồ” trẻ. Đó là gian hàng của cô Huỳnh Thị Ngọc Hân, người con gái Tây Đô xinh đẹp vừa tròn 25 tuổi.

    Cô cho biết, đang thực hiện viết thư pháp miễn phí cho khách. Khách đem giấy đến để cô viết theo yêu cầu. Mục đích của việc làm này là mong muốn quảng bá hình ảnh ngày tết, mang nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam đến với mọi người.

    Khách đến đây là những người yêu chữ, yêu cái đẹp. Trị giá của những bức thư pháp, những bức ký họa chân dung chỉ là nhằm lấy lại phần nào công sức. Giá trị thật của những tác phẩm đó không một định mức nào có thể đánh giá được bởi đó là chất xám là vô giá.

    theo http://vietnamnet.com.vn/vn/xa-hoi/57565/-moi-nam-hoa-dao-no--lai-thay-ba-do-tre----.html ; Nguồn: Trần Chánh Nghĩa.
     

Chia sẻ trang này