Nỗi niềm "gà trống" nuôi con dại, cháu thơ

Thảo luận trong 'NHÂN ĐẠO' bắt đầu bởi bichphuong, 11/2/12.

  1. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    (Dân trí) – Tuy mới 60 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Tiện già yếu hom hem. Chân đau từ gần chục năm nay nhưng không có tiền chữa trị đã thành tật. Một mình nuôi cô con gái bị động kinh đã vất vả, nay ông còn phải nuôi đứa cháu lọt lòng đỏ hỏn của con…

    Những ngày này, tại khoa Nhi BV Bạch Mai, người ta thấy hình ảnh một ông già tấp ta tấp tểnh chăm cháu sơ sinh. Ngoài những lúc bác sĩ gọi vào thăm cháu, ông còn phải chăm nom cô con gái mới 24 tuổi nhưng bị bệnh động kinh từ nhỏ, vẫn đang phải điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

    Được bác sĩ gọi vào thăm cháu, bế cháu trên tay, khuôn mặt già nua của ông như giãn ra, nụ cười móm mém vẫn không xua được nỗi khắc khổ hằn sâu trên gương mặt.

    [​IMG]
    Đón cháu từ tay y tá, ông Tiện không giấu nổi niềm vui....


    [​IMG]
    Bé gái khi sinh chỉ nặng 1,3kg, nay đã được gần 2,5kg.​

    Ông Tiện kể, từ khi con gái lên 10 tuổi ông đã phải nuôi con một mình vì vợ mất. Hai bố con sống trong căn nhà mái bằng nhỏ, cấy hơn một sào ruộng và trồng rau muống, cũng đủ bữa rau, bữa cháo. Con gái ông, em Nguyễn Thị Lan (24 tuổi) bị động kinh từ năm 3 tuổi sau một trận sốt cao, co giật. Từ đó trở đi, Lan trở thành bệnh nhân quen mặt tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cứ khoảng 2 ngày lại phải vào viện một lần và uống thuốc chống co giật hàng ngày nhưng ngày nào Lan cũng bị cơn co giật 1 – 2 lần.

    Hơn một năm trước, Lan được một thanh niên ở Hài Phòng ngỏ lời yêu. Yêu được mấy tháng, Lan đưa bạn trai ra mắt bố và xin cho người yêu ở cùng nhà vì hai đứa ước nguyện nên duyên vợ chồng. Nghĩ con gái bệnh tật lại được người yêu thương, ông Tiện đồng ý. Nhưng khi con có bầu được hơn 2 tháng, chàng thanh niên kia bỗng bỏ đi biệt tăm. Ông Tiện cũng dò hỏi mãi tung tích của anh chàng này qua bạn bè của con nhưng chỉ biết thông tin duy nhất là quê ở Hải Phòng, còn chẳng biết làm ở đâu, địa chỉ như thế nào…

    [​IMG]
    Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ bé Hương vẫn là bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện Tâm thần Hà Nội, ngày vẫn lên cơn co giật 1 - 2 lần.​

    Thương con gái, ông càng cố gắng ruộng vườn, trồng thêm rau để kiếm tiền nuôi con, nuôi cháu. Nhưng một tai nạn ập đến khi con gái ông mang thai đến tuần 32, trong một lần sau cơn co giật, tỉnh dậy tìm thuốc để uống chị Lan uống nhầm ngay lọ thuốc trừ sâu bố để ở góc nhà. Thấy con nằm vật ra, sùi bọt mép, mồm nồng nặc mùi thuốc sâu ông vội hô hoán hàng xóm đưa con đi viện. Khi tới Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) con gái ông trong tình trạng hôn mê. Vì thế, để cứu cả mẹ, cả con bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Bé gái Nguyễn Thị Hương chào đời hôm 1/12/2011 với cân nặng vẻn vẹn 1,3kg trong tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu nặng từ mẹ.

    Ngay sau sinh em bé đã có dấu hiệu suy hô hấp và chỉ 10 phút sau mổ lấy thai đã được chuyển thẳng xuống khoa Nhi để thở máy và nằm lồng ấp, còn mẹ lại được chuyển về Trung tâm chống độc điều trị.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết, trải qua quá trình điều trị khó khăn để thải độc thuốc trừ sâu khỏi cơ thể em bé, sau hai tháng, em bé đã hoàn toàn khỏe mạnh, không còn ảnh hưởng gì của tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu”, TS Dũng vui mừng nói.

    “Em bé đã hoàn toàn đủ tiêu chuẩn xuất viện vì bé đã cai thở máy, ăn được 7 bữa sữa mỗi ngày, nhưng điều làm chúng tôi băn khoăn nhất, ai sẽ nuôi cháu bé khi mà mẹ thì vẫn phải điều trị ở bệnh viện tâm thần, ngày vẫn lên cơn động kinh 1 – 2 lần, ông ngoại già yếu… Chưa kể, tình trạng động kinh của mẹ cháu bé rất nguy hiểm. Sau mỗi lần động kinh người bệnh sẽ có 1 – 2 tiếng rơi vào trạng thái tâm thần, không biết, không nhớ mình làm gì. Những lúc đó, nếu không có người ở bên chăm sóc em bé, sẽ rất nguy hiểm”, TS Dũng lo lắng nói.

    Vì thế, dù đủ tiêu chuẩn xuất viện từ đầu tháng 2, nhưng đến nay khoa Nhi vẫn đang giữ bé lại chăm sóc, mục đích nhằm “tập huấn” cho ông ngoại cách chăm sóc cháu.

    “Khi gặp tình cảnh cảu cháu, chúng tôi tiếp nhận điều trị với mục đích đầu tiên là cứu sống cháu bé – chỗ dựa tinh thần duy nhất của một người già và một người bệnh trọng. Vì thế, tôi lấy tư cách trưởng khoa “bảo lãnh” điều trị cho bé. Mọi vật dụng sinh hoạt của bé từ bỉm đến sữa đều do y tá, điều dưỡng xin cho. Quà Tết của các tổ chức từ thiện đều dành cho bé phần hơn… Đến nay, sau hơn hai tháng điều trị, chi phí chữa trị đến thời điểm này ước tính 160 triệu, trong đó bảo hiểm chi trả khoảng 100 triệu. Gia đình thì nghèo, chẳng có gì mới nộp được 6 triệu kể từ ngày vào viện. Trong trường hợp khó khăn quá, tôi sẽ quyết định mở hòm từ thiện tại khoa để cho cháu bé, nhưng hòm từ thiện chắc cũng chỉ được chừng 10 triệu đồng”, TS Dũng chia sẻ.

    Ông Tiện cho biết, từ khi một mình nuôi con, hai bố con ông ăn uống đơn sơ và cũng tiết kiệm được đến 20 triệu đồng nhưng thời gian con nằm điều trị tại Trung tâm chống độc đã chi trả hết. “Hôm nay bác sĩ gọi lên, nghĩ cháu được xuất viện, tôi cũng đang lo lắng khoản viện phí. Vay mượn mãi mới được 700 ngàn, chỉ đủ tiền tàu xe, chăm sóc cho cháu thời gian đầu. Không ngờ bác sĩ vẫn cho giữ lại chăm sóc. Tôi tính, có lẽ phải về bán một nửa đất, chỉ để lại ngôi nhà để ông cháu có chỗ chui ra chui vào… “Kiểu gì cũng phải lo cho cháu thành người, sau này tôi chết đi, nó còn chăm lo cho mẹ nó…”, ông Tiện nghẹn ngào nói.

    Hồng Hải
     

Chia sẻ trang này