Phim The Artist: niềm kiêu hãnh tuyệt vọng

Thảo luận trong 'ĐIỆN ẢNH & SÂN KHẤU' bắt đầu bởi Mây lang thang, 21/2/12.

  1. Mây lang thang

    Mây lang thang
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    53
    Thích đã nhận:
    8
    Money:
    0$
    (SGTT) - Giữa thời điện ảnh tràn ngập kỹ xảo, ai còn bận tâm việc kể những câu chuyện bằng công cụ phim câm đen trắng đã “chết” cách nay tám thập kỷ? Vậy mà The Artist (Nghệ sĩ) – bộ phim được đề cử mười giải Oscar năm nay (diễn ra tối 26.2) của đạo diễn Michel Hazanavicius, là câu trả lời xuất sắc.

    [​IMG]
    Với mười đề cử, chỉ đứng sau phim Hugo, The Artist đang là ứng viên sáng giá cho giải Oscar phim xuất sắc nhất năm nay.​

    Toàn thắng tại Bafta với giải thưởng của viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh và truyền hình Anh quốc (được trao vào ngày 12.2), một lần nữa The Artist chứng tỏ mọi sự đều có thể, và đó là điều kỳ diệu của nghệ thuật.

    Xét trên nhiều góc cạnh, The Artist là bộ phim bất thường của điện ảnh Pháp. Nó được làm theo đúng chuẩn mực của một phim câm đen trắng với lỗi diễn xuất cường điệu, thỉnh thoảng hiện vài câu thoại quan trọng bằng chữ trên màn ảnh. Bản thân câu chuyện chứa đầy niềm vui và cả sầu muộn cũng là sự tái hiện đầy thú vị về thuở ban đầu của Hollywood. Tài tử Pháp Jean Dujardin hoá thân vào vai George Valentin, một ngôi sao vạm vỡ, vênh váo và đỏm dáng của dòng phim câm. Năm 1927, tại buổi ra mắt bộ phim mới đầy hào nhoáng và phô trương, cô gái xinh xắn Peppy Miller (Berenice Bejo đóng) tình cờ lọt vào thảm đỏ nơi Jean đứng. Cả hai xuất hiện trên trang bìa sau đó, thậm chí còn đưa Peppy tới một vai diễn nhỏ trong bộ phim kế tiếp của Valentin. Dù vậy, mối quan hệ của họ phát triển trên sự hấp dẫn lẫn nhau, mang lại màu sắc tươi sáng thanh khiết cho bộ phim.

    Để chuẩn bị chuyển hoàn toàn sang phim có tiếng nói vào năm 1929, ông chủ hãng phim Kinograph Al Zimmer (John Goodman) đề nghị Valentin nêu cái nhìn riêng về một đoạn phim có tiếng. Cái cười sặc, phất tay bỏ đi của Valentin sau những gì chứng kiến là điều có thể hiểu. Anh kiêu hãnh trong thế giới mà mình đã xác lập được quyền lực thống trị và từ chối với tất cả thái độ khinh thị làn gió cách mạng về công nghệ đang thổi tới. Bộ phim gửi đi chút chế giễu ẩn ý trong hình ảnh hài hước: nhân vật người hùng mà Valentin thủ diễn lún sâu và chết dưới một đầm cát trong đoạn kết của bộ phim câm cuối cùng do chính anh đầu tư, viết kịch bản, đạo diễn và đóng chính với niềm tin chứng minh cho thế giới tiến bộ đang kéo đến là… sai lầm!

    Điều ngạc nhiên là với cách chuyển tải câu chuyện bi kịch trong không khí hài hước, dí dỏm, bộ phim truyền đạt được tinh thần tôn vinh điện ảnh thuở ban đầu, mà vẫn giữ được cái nhìn tỉnh táo trong thông điệp thời sự gửi đến người xem hôm nay. Có niềm tuyệt vọng nhói buốt và thức tỉnh trong loạt sự kiện xảy đến sau đó: Valentin phá sản khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1931, người vợ chịu đựng lâu ngày (Penelope Ann Miller) bỏ đi, buộc ông phải đấu giá các tài sản cá nhân, sa thải người tài xế trung thành (James Cromwell). Trong cơn khốn cùng, Valentin giận dữ đốt tất cả gia tài cuối cùng là những thước phim. Duy có một điều anh không biết, là Peppy – nay đã thành ngôi sao đình đám nhất của dòng phim có tiếng nói – vẫn luôn giữ anh trong tim và trong cả tinh thần của tựa bộ phim mới của cô Guardian Angel (Thiên thần hộ mệnh). Khi được gọi tên, cô luôn có mặt vì anh cho dù thế giới có biến đổi thế nào.

    KIẾN MINH​
     

Chia sẻ trang này