Thương cảm nữ sinh nghèo học giỏi bị bệnh máu huyết tán

Thảo luận trong 'Y TẾ' bắt đầu bởi hoahuongduong, 14/12/12.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Cô bé người gầy xanh xao, gần 9 năm nay luôn phải sống nhờ máu người khác vì hội chứng huyết tán bẩm sinh. Người mẹ suốt 9 năm ôm con đi truyền máu đang lo lắng một ngày khi “sức cùng lực kiệt” sẽ phải mất đi khúc ruột thịt máu mủ của mình.

    Cô học trò nghèo học giỏi đang bị căn bệnh máu huyết tán hành hạ đó là em Lê Thị Kim Thương (SN 1998, lớp 9 trường THCS Thanh Phong), con của vợ chồng anh Lê Thọ Ba và chị Nguyễn Thị Tam ở xóm 8B, xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An.

    Đã gần 10 năm nay, chị Tam luôn phải ôm con đi cầu cứu khắp các bệnh viện từ trong Nam ra ngoài Bắc để mong có thể duy trì được sự sống cho đứa con gái của mình. Người mẹ với dáng người gầy nhỏ thó, khuôn mặt chai sần vì lam lũ mưu sinh, đã nhiều lần không đủ tiền mua máu, chị lại phải lấy máu mình để duy trì sự sống cho con.

    Chị Tam bảo, năm lên 5 tuổi, trong một lần Thương bị ốm phải đi khám ở bệnh viện, cả gia đình choáng váng khi các bác sỹ bảo Thương bị căn bệnh máu huyết tán, thiếu máu do hồng cầu liên tục bị phá vỡ. Để chữa khỏi được căn bệnh này hết sức khó khăn và tỉ lệ thành công rất thấp. Muốn duy trì được sự sống, Thương phải đi truyền máu đều đặn mỗi tháng một lần.

    [​IMG]
    Thương bảo: "Còn giờ nào thì em vẫn phải cố gắng học giờ đó...".
    Thương trên lớp, ở trường luôn được thầy cô bạn bè thương yêu, giúp đỡ...​

    Gia đình nghèo, hoàn cảnh lại khó khăn, dường như chị Tam, anh Ba như bất lực nhìn đứa con đang chờ chực “án tử hình” từng ngày. Thương con lắm nhưng anh chị chẳng có cách gì khác để có thể cứu con. Bởi, gia đình thuần nông, quanh năm suốt tháng chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng cái đói cái nghèo vẫn không chịu buông tha. Anh Ba, tranh thủ những lúc mùa màng rảnh rỗi đi làm phụ hồ để kiếm thêm đôi đồng về mong góp thêm tý chút mua thuốc cho con. Với anh làm nghề phụ hồ nó cũng bạc lắm, bạc như chính những vựa vôi trắng vậy. Công việc của anh ngày "son" lắm cũng chỉ kiếm được 100 ngàn là cùng, có ngày chỉ được dăm chục ngàn nhưng rồi công việc bấp bênh, thu nhập cũng chẳng đủ ăn cho cả gia đình chứ nói chi đến chuyện lo thuốc thang cho con.

    Ngoài Thương, gia đình chị Tam còn có 2 con cũng đang tuổi ăn tuổi học, gia đình vốn khó khăn nay lại càng kiệt quệ, vì căn bệnh thiếu máu huyết tán mà Thương đang phải ngày gánh chịu. Hàng tháng, Thương phải đi xuống Bệnh viện Nhi Nghệ An để truyền máu 1 lần. Mỗi lần Thương truyền 2 bịch máu thì mới đủ số lượng máu để duy trì sự sống. Mỗi lần như vậy, ngoài tiền mua máu, còn thêm tiền thuốc điều trị, mỗi đơn thuốc cũng hơn 500 ngàn, đó là chưa kể chi phí đi lại cũng tốn kém lắm khiến anh chị như suy sụp đi.

    [​IMG]
    Thương và mẹ bên những tá thuốc. Rồi cứ đều đặn hàng tháng
    phải đưa Thương đi truyền máu một lần để đảm bảo sự sống.​

    “Hàng tháng gia đình tôi đều đặn đưa con đi truyền máu 1 lần, bịch máu đầu tiên được giảm 95% (do gia đình hộ nghèo), bịch thứ 2 thì phải bỏ tiền ra mua. Nhiều lúc không có tiền mua máu cho con, tôi đã phải bảo bác sĩ lấy máu của mình để cứu con. Nhưng cũng chỉ được một hai lần thôi chú à. Có hôm bảo bác sĩ lấy máu của tôi để truyền cho nó nhưng thấy tôi quá yếu nên bác sỹ khuyên không thể lấy thêm nữa. Mỗi lần như thế, tôi lại phải đi vay mượn hết người này đến người khác mới đủ tiền cho con truyền máu. Gia đình nghèo, vay mượn khắp nơi rồi, không biết mai đây còn có ai dám cho mình vay để mua máu cho con không nữa”, chị Tam nói mà như muốn khóc.

    Thương con, nhưng anh chị cũng chẳng làm được gì hơn nữa. Nhà nghèo, mọi thứ có thể bán lấy tiền được, anh chị đều bán để mua máu cho con. Số tiền vay mượn ngân hàng để chữa chạy cho Thương cũng đã lên đến hàng chục triệu đồng. Hàng xóm, anh em, chị Tam đều vay mượn hết. Chị sợ rồi một ngày, chẳng còn ai cho chị vay tiền nữa thì không biết bé Thương sẽ sống như thế nào? Trong khi đó, đã cháu Thương 9 năm nay luôn phải sống nhờ máu người khác.

    Thương hiện đang lớp 9 trường THCS Thanh Phong. Mặc dầu mang trong người trọng bệnh, dường như lúc nào cũng mệt mỏi và thường xuyên đau ốm nhưng Thương lại chăm chỉ học tập và đạt được những thành tích cao. “Em Thương người ốm yếu vì bị bệnh nhưng luôn chăm chỉ học tập và là một học sinh ngoan của trường. Ba năm dạy em, tôi luôn thấy thương và cảm thông cho hoàn cảnh của em. Tôi và nhà trường cũng tạo điều kiện để giúp em phấn đấu trong học tập. Năm lớp 8, Thương đạt học sinh giỏi huyện môn Văn. Năm nay em cũng đang là đội tuyển học sinh giỏi môn Văn. Tôi hy vọng em sẽ cố gắng phấn đấu, chiến thắng mọi khó khăn và bệnh tật”, cô Nguyễn Thị Hạnh - cô giáo chủ nhiệm Thương chia sẻ.

    Căn bệnh thiếu máu huyết tán hành hạ đã gần 10 năm nay nên người Thương gầy nhỏ, nước da xanh xao ốm yếu lắm. Đã gần 10 năm nay, chị Tam luôn phải ôm con đi cầu cứu hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, chỉ mong cho con mình khỏe mạnh, nhưng rồi kết quả cũng chẳng khả quan.

    [​IMG]
    Chứng nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình Thương
    được UBND xã Thanh Phong xác nhận.​

    “Hôm vừa rồi xuống bệnh viện Nhi Nghệ An để truyền máu cho con, các bác sĩ bảo lách của bé đã bị sưng độ 3, sang độ 4 là phải mổ. Tôi nghe mọi người bảo, chữa trị căn bệnh này là rất khó, chỉ có phương pháp cấy ghép tủy xương, mà chi phí lại rất đắt. Nhà nghèo, đến tiền ăn còn không có nữa thì lấy đâu ra mà chữa trị được cho con. Có lẽ suốt đời nó (cháu Thương) phải đi truyền máu thôi chú ạ. Không biết rồi nó còn sống được bao lâu nữa…”, chị Tam chưa nói xong câu thì đã vội quay mặt đi để dấu những giọt nước mắt đang lăn dài trên gò má xám xịt của người mẹ khắc khổ đang lo lắng một ngày nào đó sẽ mất đi người con này vĩnh viễn.

    Chia tay gia đình Thương chúng tôi lại càng xót xa, thương cho hoản cảnh của em. Nhà nghèo nay mắc bệnh hiểm, không biết rồi đây cuộc sống của Thương sẽ như thế nào, một khi gia đình đã “sức cùng lực kiệt” không còn đủ khả năng cho em sống nhờ vào máu của người khác nữa. Hy vọng Thương sẽ cố gắng chiến đấu với bệnh tật để cố gắng hơn nữa trong cuộc sống của mình.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Mã số 835: Chị Nguyễn Thị Tam ở xóm 8B, xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
    ĐT: 01666.0425.98

    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn

    Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 045 100 194 4487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 045 137 195 6482
    Swift Code: BFTVVNVX
    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

    * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100356359
    Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

    * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100357002
    Swift Code: MSCBVNVX
    Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: Số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

    Theo Dân trí
     
    #1 hoahuongduong, 14/12/12
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này