Nơi nương náu cuối đời của các cụ cô đơn

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi thanhthao78, 18/2/12.

  1. thanhthao78

    thanhthao78
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    9/1/12
    Bài viết:
    257
    Thích đã nhận:
    41
    Money:
    0$
    [vnexpress]Bại liệt, câm điếc, lú lẫn, không nơi nương tựa, hằng trăm cụ già ngoài 70 tuổi đã đến nương náu trong vòng tay của các sư cô chùa Lâm Quang, quận 8, TP HCM từ gần 20 năm nay.

    [​IMG]

    Ngụ tại 301/117H 70 bến Bình Đông, phường 14 (TPHCM), 17 năm nay, chùa Lâm Quang là nơi nhận tất cả các cụ già không người thân, đặc biệt là những cụ bị bệnh tật.

    [​IMG]

    "Nếu không có nhà chùa, chúng tôi có lẽ đã chết bờ chết bụi từ lâu rồi", một cụ bà thều thào nói.

    [​IMG]

    Mỗi ngày, các cụ được đánh thức từ 6h30. Đến cứ 7h30, những bệnh nhân được người của chùa và những người làm công quả pha nước, tắm rửa, thay quần áo.

    [​IMG]

    Việc vệ sinh thân thể được làm 2 lần trong ngày. Những cụ bị sốt hoặc sức khỏe không tốt thì nằm luôn trên giường để được chăm sóc.

    [​IMG]

    Người của chùa luôn có mặt để lắng nghe và giúp đỡ mỗi khi có ai đó kêu lạnh, than khó thở hoặc bệnh trở nặng. Bệnh nhân ở đây là người mắc chứng tim mạch, huyết áp, tiểu đường, liệt người. Hầu hết đều không tự chăm sóc được cho bản thân.

    [​IMG]

    Trụ trì chùa Lâm Quang, ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến cho biết, chùa chỉ chăm sóc chứ không có lương y. "Mỗi khi có người trở bệnh, chúng tôi sẽ đưa đến bệnh viện và thanh toán viện phí", bà nói.

    [​IMG]

    Theo sư cô Diệu Sơn, người gắn bó với các cụ, chăm người già đã vất vả, chăm hàng mấy chục cụ già mắc bệnh càng vất vả hơn. "Điều quan trọng nhất là động viên chăm sóc sao cho các cụ vui".

    [​IMG]

    "Không có con cái, ngày trước tôi phải đi xin để kiếm ăn, may mà nhà chùa có lòng từ bi đưa về nuôi nấng", một cụ bà sống 5 năm tại chùa cho biết.

    [​IMG]

    Theo các sư cô, sạch sẽ, ngăn nắp là điều mà nhà chùa luôn quan tâm, bởi không khéo, các cụ có thể nhiễm bệnh và lây cho nhau. Quần áo luôn được giặt sạch, đồ của ai dùng riêng cho người ấy.

    [​IMG]

    Thức ăn dành cho người lớn tuổi cũng phải chọn lọc và chế biến kỹ. Món măng luộc dù mềm vẫn cũng phải được đập dập trước khi chế biến. "Cứng tí là các cụ không nuốt trôi", một sư cô nói.

    [​IMG]

    Không chỉ chăm sóc, khi ai đó qua đời, việc hậu sự cũng được nhà chùa lo tươm tất. Chiều 16/2, một người trong số họ ra đi sau gần 10 năm được chăm sóc. "Ai già mà không ra đi, hơn nữa chúng tôi lại có bệnh. Nếu không có các sư cô, nhiều người trong chúng tôi có lẽ đã chết từ lâu rồi", một bệnh nhân nói.

    [​IMG]

    Ngoài những nữ bệnh nhân cao tuổi, chùa còn nhận chăm sóc cho những người cao tuổi không có gia đình. Hiện có 115 người đang được cưu mang. Những người muốn vào ở với chùa phải được chính quyền địa phương xác nhận "không có người thân".

    Độc giả quan tâm xin liên hệ: Trụ trì Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến, điện thoại 08 8549467.

    Thiên Chương
     
    hatuanduong, Cơn Gió Lạ, Cỏ Mực2 người khác thích nội dung này.
  2. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    Thấy thương các Cụ quá!
     
  3. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Tấm lòng của các sư cô chùa Lâm Quang thật rộng lớn. Nếu không có sự hết lòng của những nơi như thế này, thì không biết bao nhiêu thân phận các cụ già sẽ về đâu? Tuy rằng cũng có nhiều nơi hiện này đang giúp đỡ các cụ, nhưng vẫn lo không xuễ.
     
  4. Cỏ Mực

    Cỏ Mực
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    47
    Thích đã nhận:
    12
    Money:
    0$
    Người già thường cô đơn lắm, hi vọng những năm tháng cuối đời các cụ có được chút thảnh thơi nơi đây!
     
  5. hatuanduong

    hatuanduong
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/3/12
    Bài viết:
    2
    Thích đã nhận:
    0
    Money:
    0$
    Đọc xong bài báo mà tôi cảm động quá, ai cũng có tuổi trẻ, cũng có hoài bão, cũng cố gắng cả đời cho con cái, khi về già lại không nơi nương tựa, sống cuôc đời cô đơn không gia đình như vậy.
    Nhớ ngày tôi còn bé, ba mẹ làm nông nghiệp, gia đình khó khăn, mẹ phải dậy từ 2h sáng đi cấy thuê, bố phải đi làm xa để có tiền cho anh em tôi đi học, mỗi khi bố mẹ về, hôm cái bánh rán, hôm vài quả ổi, mẹ không ăn, mẹ nói mẹ ăn no rồi, tôi hân hoan với những món dân dã đó mà đâu biết răng mẹ phải nhịn ăn trưa để mua cho tôi, khi đã trưởng thành, nhiều hôm phải đi đêm, thấy những người phụ nữ họ dậy sớm đi làm, tôi mới hiểu được cha mẹ tôi, cả đời cho con cái không một lời than vãn, cha mẹ cho dù có thế nào đi chăng nữa thì cũng là người luôn lo lắng cho mình, mong các bạn, cha mẹ cả đời cho mình rồi, đừng làm cha me buồn nữa nhé.
    Thật nể phục tấm lòng của trụ trì Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến, tấm lòng của thầy thật vô lượng. Kính chúc cho thầy cùng toàn thể thành viên trong chùa cùng các cụ luôn mạnh khỏe, có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.
     
  6. hatuanduong

    hatuanduong
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/3/12
    Bài viết:
    2
    Thích đã nhận:
    0
    Money:
    0$
    Sao trên bài báo không có địa chỉ tài khoản của nhà chùa nhỉ, để cho những nhà hảo tâm, những người ở xa có 1 chút đóng góp hỗ trợ phần nào khó khăn cho nhà chùa, một chút động lực tạo niềm vui cho các cụ khi vẫn được quan tâm.
     

Chia sẻ trang này