Chúng tôi khổ quen rồi, chỉ mong các con nên người

Thảo luận trong 'NHÂN ĐẠO' bắt đầu bởi bichphuong, 29/12/11.

  1. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    (Dân trí) - Sau cơn tai biến, người đàn ông nằm trên chiếc giường gỗ tạp, tay và chân trái co giật liên hồi, người đàn bà mù trong hốc mắt thẳm sâu nhỏ những giọt nước mắt nóng hổi xuống má anh.
    Đó là hai vợ chồng, ông là Phạm Văn Mơ 67 tuổi, còn người đàn bà là Nguyễn Thị Gấu 61 tuổi ở tại, 474/4 ấp Long Thành A, xã Long Hậu (huyện Lai Vung, Đồng Tháp)


    Vợ chồng họ là hai mảnh ghép cuộc đời, anh Mơ tật nguyền chân tay co quắp, chị Gấu bị di chứng trận đậu mùa cướp đi đôi mắt lúc 4 tuổi, sống cuộc đời tăm tối. Lấy nghề ăn xin để nuôi thân. Năm 1986, hai người gặp nhau nên duyên chồng vợ, chồng 42 tuổi, vợ 36 tuổi cùng nhau nâng đỡ, dắt díu nhau tiếp tục đi xin ăn sống qua ngày, từ đó sinh và nuôi ba cô con gái ăn học.

    [​IMG]
    Bà Gấu lần mò trong bóng tối đưa nước cho người chồng tật nguyền​

    Biết bao mồ hôi, cơ cực, tủi nhục để nuôi con, bù lại các con rất có hiếu và chăm học. Cô con gái lớn là Phạm Thị Hương 25 tuổi, tốt nghiệp ĐH ngành công tác xã hội. Phạm Thị Thùy Lan 22 tuổi, hiện học năm 4 đại học ngành tài chính ngân hàng Đồng Tháp, Phạm Thị Thùy Dung 17 tuổi, học lớp 11. Cuộc sống vợ chồng họ đầy nước mắt, có nhiều lúc tưởng chừng bỏ cuộc, nhưng không muốn các con cơ cực, hèn mọn như mình họ lại nỗ lực vươn lên, hướng về một tương lai tươi sáng là lo cho các con ăn học. Những lúc bệnh hoạn, không đi xin được phải đi vay tiền góp rồi đi xin dè xẻn trả lại. Nhất là lúc hai đứa con gái học đại học, không có tiền đóng học phí phải đình chỉ thi học kỳ của con là nỗi trăn trở lớn lao của họ.

    Hằng ngày vợ chồng đi mưu sinh, trưa ghé tìm cơm từ thiện, rồi lại dắt díu nhau đi xin. Căn nhà che mưa nắng là nhà tình thương được nhà nước cấp năm 2001 thì nay đã xuống cấp, nhiều cột cây phải cặp những cây sắt để chống chọi với gió mưa.

    Gia đình họ sống như vậy, thế mà đâu được yên, năm 2010 cơn tai biến đột ngột biến ông Mơ tay chân co quắp thành bại liệt, không còn đi đứng được. Sau thời gian nằm viện, hiện nay mỗi tháng uống thuốc trên triệu đồng, bà Gấu không còn đi ăn xin phải ở nhà săn sóc cho chồng từng viên thuốc, miếng ăn. Tất cả cuộc sống cả gia đình 5 năm miệng và hai em đi học trông cậy vào cô chị Phạm Thị Hương. Vừa ra đời, mỗi tháng làm hợp đồng chỉ được hai triệu rưỡi làm sao trang trải cho bản thân và gia đình trong khi người cha mỗi ngày phải có thuốc men. Cô Hương chỉ biết khóc cho ba bệnh, mẹ mù, lo sợ hai em có còn tiếp tục theo học.

    [​IMG]
    Hàng ngày con gái út của ông Mơ đảm nhận việc ăn uống của bố​

    Bà Gấu nói trong dòng nước mắt: “ Mấy mươi năm qua, vợ chồng tôi khóc quá nhiều, thế mà những ngày cuối đời nhìn chồng, nhìn con, nước mắt đâu chảy hoài’.

    "Cuộc đời đã ghép họ lại đầy thương cảm, đầy nước mắt. Mong rằng những tấm lòng hảo tâm hướng cho họ một con đường để họ vượt qua cơn hoạn nạn này", ông Lê Văn Dư, hàng xóm với ông Mơ, bà Gấu nói với chúng tôi trước lúc chia tay. Một người tật nguyền, bại liệt, một người đã bao nhiêu năm không nhìn thấy ánh sáng, nhưng trong hai người đó vẫn khát khao về những hi vọng tươi sáng cho các con của mình.

    Đức Đạt​
     
  2. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    Nỗi đau chồng chất nỗi đau..nhưng Cô Gấu ơi, cháu xin Cô đừng tuyệt vọng nhé. Cô phải cố gắng sống, vượt qua những khó khăn, những tận cùng của nổi đau trong hiện tại để chứng kiến ngày thành công của 3 người con gái của Cô. Con tin rằng với lòng hiếu thảo và nghị lực của 3 người con này sẽ làm nên điều kỳ diệu cho gia đình Cô.Mong rằng các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ gia đình Cô vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại này.

    " Nếu không có khổ đau
    Biết đâu là hạnh phúc
    Nhờ mộng mị hôm nào
    Ta tìm về tỉnh thức "​
    (Minh Niệm)​
     
  3. Cỏ May

    Cỏ May
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    60
    Thích đã nhận:
    30
    Money:
    0$
    Nhưng khi khổ quá mà không còn đủ sức lực vượt qua, thì hạnh phúc chỉ là mơ thôi bichphuong à. Bởi vậy thật tội nghiệp cho trẻ em và những người lớn tuổi khi rơi vào hoàn cảnh bất hạnh hoặc số phận éo le. Trẻ em thì không thể tự bảo vệ cho mình và cũng không có khả năng để chống chọi với hoàn cảnh. Còn người lớn tuổi thì sức đã mòn, lực đã kiệt, không còn thời gian để thay đổi chuyện gì được nữa. Họ rất cần chúng ta chung tay góp sức.

    Chỉ cần chúng ta xem họ như chính người thân của mình, làm được như vậy thì tự dưng biết mình sẽ làm gì phải không nè? phải ráng lắm mới có cái nhìn đúng như thế, phần lớn chúng ta đang có cái nhìn trật chìa, nhìn trớt quớt không à. Họ là họ, ta là ta, chứ làm sao người dưng thành người thân được? Nếu ai có câu hỏi như vậy, thì xin hỏi thêm một câu nữa: vậy chớ người đang sống với ta, ta đang dành cả đời để chăm sóc họ, trước kia là người dưng hay người quen của ta? Ông Bà dạy rùi: "Trước lạ sau quen" nên giúp ai được thì cứ giúp đi, đừng đỗ thừa do ta chưa quen.
     
    bichphuong thích nội dung này.

Chia sẻ trang này