Ngành giải trí 2012: Năm mới, nỗi lo mới

Thảo luận trong 'LÀNG NGHỆ' bắt đầu bởi Mây lang thang, 5/1/12.

  1. Mây lang thang

    Mây lang thang
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    53
    Thích đã nhận:
    8
    Money:
    0$
    (SGTT.VN) - Ngành giải trí năm 2011 đã khép lại với nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn, liệu sang năm 2012 này, các hoạt động giải trí trên truyền hình, sân khấu, phim ảnh, ca nhạc có gì mới? Những người trong nghề có ưu tư, trăn trở điều gì? Xin cùng lắng nghe ý kiến của một số đạo diễn, nhạc sĩ, nhà sản xuất...

    [​IMG]
    Cặp đôi hoàn hảo, một trong những chương trình truyền hình giải trí thành công về sự tương tác với khán giả trong năm 2011. Ảnh: LVPH​

    Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn

    [​IMG]

    Các sân chơi phim ngắn là cơ hội cho các bạn trẻ


    Một trong những tín hiệu vui cho điện ảnh thời điểm này là ngày càng nhiều các sân chơi phim ngắn dành cho các bạn trẻ. Họ có dịp tìm tòi về mặt nghệ thuật, sáng tạo điện ảnh và thực hiện tác phẩm của riêng mình. Các sân chơi như dự án phim ngắn do diễn viên Hồng Ánh điều hành, Yxineff, hay cuộc thi phim ngắn 48 giờ tôi có tham gia làm giám khảo, đã tìm ra nhiều gương mặt bạn trẻ thiết tha và có năng khiếu với nghề. Các sân chơi này đã thoả mãn đam mê và khả năng làm phim của các nhóm làm phim trẻ, ngay cả với những người không được đào tạo chuyên ngành về điện ảnh. Chỉ có cái lo là bây giờ làm chơi thì họ làm hay, đến khi làm thiệt thì lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường, thương mại dẫn đến áp lực và không sáng tạo được nữa!

    Dòng phim thương mại, giải trí và sự thành công về doanh thu của các phim như Long Ruồi, Hotboy nổi loạn, câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt cho thấy một tín hiệu đáng mừng là khán giả đã có thói quen đến rạp chiếu phim. Tuy nhiên, ở lĩnh vực phim tạm gọi là dòng nghệ thuật, khán giả vẫn còn rất nhỏ hẹp. Ở các nước, đạo diễn phim độc lập kiểu như Phan Đăng Di của Việt Nam vẫn có thị trường riêng của họ, riêng ta thì càng ngày càng thấy ít đi. Việc các phim này không tham dự các giải thưởng Cánh diều, liên hoan phim càng cho thấy sự xa cách giữa khán giả đại chúng và dòng phim này. Hy vọng trong tương lai, nếu tìm được cách thức phát hành, quảng bá hiệu quả, sẽ có được khán giả rộng hơn.

    Nhạc sĩ Đức Trí

    [​IMG]

    Cần thêm nhiều giải thưởng âm nhạc chuyên môn

    Thời gian qua, giải thưởng âm nhạc ngày càng nhiều, từ các giải do nhà báo bình chọn như Cống hiến, đến giải radio Làn sóng xanh, các giải bình chọn qua mạng như Zing Awards, nhưng rõ ràng, hầu hết các giải thưởng đều hướng đến lượng khán giả bình chọn, công chúng yêu thích mà quá ít giải thưởng do những người có chuyên môn bình chọn, đánh giá. Thị trường âm nhạc giải trí vì thế còn ít các đối trọng. Các ca sĩ thiếu đi những cái chuẩn để so sánh, ngoại trừ chuẩn đại chúng. Tất nhiên, tôi không phủ nhận, việc một ca sĩ được đông đảo khán giả yêu thích vẫn có những giá trị rất quan trọng.

    Theo tôi, cần nhất trong thời điểm này là những giải thưởng đánh giá đúng thực chất của nghệ sĩ, để từ đó, làm sao thị trường ca nhạc có thể cân bằng hơn, ca sĩ có thể dung hoà phần nghe – nhìn trong công chúng. Làm sao trong vòng một, hai năm nữa có thể bớt đi những cô bé, chàng trai chỉ biết nhún nhảy, lắc lư thôi mà cũng ôm mộng làm ca sĩ!

    Ông Nguyễn Quang Minh – giám đốc công ty Cát Tiên Sa


    [​IMG]

    Truyền hình thực tế sẽ tiếp tục phát triển

    Không chỉ Cát Tiên Sa mà còn có các đơn vị khác như BHD, Đất Việt… tham gia sản xuất các chương trình truyền hình thực tế thu hút khán giả. Các chương trình gần đây như Cặp đôi hoàn hảo vẫn còn rất nhiều điều chưa được, nhiều điều gây bức xúc trong khán giả, chúng tôi sẽ tiếp tục suy xét và nghiên cứu, rà soát lại, nhưng rõ ràng các chương trình này đã mở ra một hướng giải trí rất tốt cho khán giả truyền hình. Sự tương tác giữa nghệ sĩ, nhà tổ chức, truyền thông và khán giả đã rất phát triển với những chương trình này.

    Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của truyền hình thực tế. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các chương trình có định dạng (format) hấp dẫn nhất và áp dụng phù hợp với Việt Nam. Những chương trình như The X Factor, The Voice… sẽ có mặt ở truyền hình một ngày không xa. Lúc đó, khán giả truyền hình sẽ được giải trí nhiều hơn nữa.

    Đạo diễn sân khấu, diễn viên Ái Như

    [​IMG]

    Nỗi lo kịch bản, diễn viên ngày càng lớn

    Từ ngày làm sân khấu Hoàng Thái Thanh, nỗi lo về nguồn kịch bản cho sân khấu, lực lượng diễn viên kế thừa không vơi đi mà ngày càng lớn. Các đạo diễn sân khấu đau đầu vì không tìm được kịch bản tốt và phù hợp. Cảm xúc mang đến cho kịch bản sân khấu cái tình, yếu tố hợp thời mang đến cho kịch bản yếu tố thời đại, nhưng dường như hai điều này chúng tôi vẫn mãi kiếm tìm. Khán giả đến với sân khấu kịch chúng tôi bây giờ đã trẻ hơn rất nhiều, không chỉ ở độ tuổi 40 như trước mà còn có tuổi 20, thế hệ 9X. Thế nhưng, nội dung kịch bản thì vẫn ít yếu tố trẻ trung.

    Về những diễn viên kế thừa, nhất là diễn viên nam, các sân khấu kịch nói vẫn thiếu trầm trọng. Mỗi vai diễn đòi hỏi độ dày, vốn sống, sự thẩm thấu, sự nhạy cảm trong tâm hồn, thành ra các diễn viên phải sống nhiều và trải nghiệm với nhân vật. Nhưng bây giờ, các bạn trẻ quá bận, lại rất nhiều show, từ phim ảnh đến truyền hình, họ luyện tập ít đi và ngày càng ít mặn mà với sự tập luyện cực khổ của kịch nói.

    Có chăng chỉ hy vọng vào khán giả với tình cảm, sự yêu mến, động viên của họ mà thôi…

    Nguyễn Trâm Anh (thực hiện)​
     
  2. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Thể loại nào cũng được, tác phẩm nào cũng được, giải trí cũng được, nghệ thuật cũng được, sao cũng được,... nếu không có sản phẩm thể hiện tính nhân văn lay động lòng người thì xem như năm đó làm cho vui mà thôi. Mà cứ vui từ năm này sang năm khác thì sẽ không còn vui nữa. Bây giờ chúng ta lo là vì trước đây cứ vui hoài nên riết chán...

    Những điều làm lay động con người thì đơn giản lắm, nhưng để chạm đến sự đơn giản thì đòi hỏi phải có sự trải nghiệm sâu sắc, phải giấu mình thật kỹ và dành một khoảng lặng nhất định để sáng tác. Có nhiều Đạo diễn, Nhạc sỹ, Ca sĩ, Nhà Văn đã làm như thế, mà còn khó có tác phẩm hay, vì thiếu sự đồng bộ, nhưng tác phẩm đó chắc chắn không hề dễ giãi, cẩu thả và nó được trân trọng. Chỉ cần chờ thêm duyên hội tụ thì sẽ có cơ hội bộc phát, tác phẩm hay sẽ hiện diện. Người ta đã nhọc công thì mình bỏ công chờ vậy.
     
    kejvinken thích nội dung này.
  3. kejvinken

    kejvinken
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    5/1/12
    Bài viết:
    20
    Thích đã nhận:
    1
    Money:
    0$
    còn nhiều cái nữa lắm....
     

Chia sẻ trang này