'Sẽ còn nhiều tội ác dã man như Lê Văn Luyện'

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi Chi Bảo, 14/1/12.

  1. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    "Với việc tuyên án kẻ giết người như Lê Văn Luyện chỉ là 18 năm tù, tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều những tội ác dã man như vậy", luật sư Trần Chí Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) chia sẻ với VnExpress.net.

    - Trong hai ngày tham gia phiên xử sơ thẩm Lê Văn Luyện, là luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân, ông đánh giá thế nào về phiên tòa?

    - Tôi nghĩ rằng TAND tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, nhưng không lường trước được một số tình huống. Đây là phiên xét xử công khai, giáo dục cho thanh thiếu niên khắp cả nước, đặc biệt là ở tỉnh Bắc Giang, nhưng để đảm bảo an ninh chỉ những người có giấy mời mới được vào. Phía gia đình bị hại chỉ có một số người được triệu tập dẫn đến có mâu thuẫn và họ đã bỏ về. Việc họ vắng mặt, đến muộn nhưng tòa vẫn xét xử nên ngay lập tức phía gia đình bị hại đã phản ứng, có ý kiến.

    Hơn nữa, trong quá trình xét xử, HĐXX đã đặt những câu hỏi với sự chuẩn bị rất sơ sài, gần như bị cáo trả lời đến đâu, HĐXX mới bám theo đó để hỏi tiếp. Chủ tọa cũng không xoáy sâu, mở rộng các vấn đề khác để hiểu rõ sự mâu thuẫn trong các lời khai. Bản thân Luyện là người đầu tiên được xét xử, vậy đương nhiên những người khác sẽ bám theo đó và trả lời gần như hoàn toàn trùng khớp. HĐXX đã không tính đến phương án cách ly để đảm bảo khách quan.

    - Ông đánh giá thế nào về quá trình thẩm vấn các bị cáo?

    - Mặc dù trong quá trình điều tra Luyện đã có rất nhiều các bản cung nói về hành vi của mình, nhưng đây là một phiên xét xử công khai tranh tụng tại tòa thì HĐXX phải buộc Luyện khai rõ ràng từng hành vi, qua đó để biết được hành vi phạm tội của Luyện đến đâu. Thông qua cách trả lời công khai sẽ thấy được những điểm mâu thuẫn so với các bút lục có trong hồ sơ.

    Phía bên VKS chỉ xoay quanh và hỏi một câu rất ngắn gọn là ngoài bị cáo Luyện ra còn ai tham gia với bị cáo hay không?. Thực ra với câu hỏi đó, chắc chắn Luyện cũng như nhiều người khác sẽ trả lời là chỉ có mình bị cáo thực hiện.

    Trong quá trình xét hỏi, HĐXX và VKS đã không làm rõ được các vấn đề như việc Luyện khai anh Ngọc cầm dao đâm nhầm vào chị Chín. Tại phiên tòa chính Luyện khẳng định tất cả vết dao trên người chị Chín hoàn toàn không phải do anh ta. Vậy nảy sinh một vấn đề ai là người đâm chị Chín, anh Ngọc đâm vợ một loạt hay còn ai khác. Đây cũng là một dấu hỏi.

    Dường như cáo trạng và cơ quan điều tra đã không chấp nhận lời khai của bị hại mà gần như chỉ chấp nhận lời khai của bị cáo, dù đó chỉ là một phía. Dù cơ quan tố tụng nói rằng lời khai đó là phù hợp với các yếu tố khách quan khác nên được coi trung thực. Luật sư đã đưa ra rất nhiều những điểm mâu thuẫn, những điểm bất cập trong lời khai nhưng tại tòa quý Viện đều chốt lại là đã làm hết khả năng, áp dụng tất cả biện pháp và kết luận rằng Luyện chỉ gây án một mình. Phía luật sư và gia đình cảm thấy bản án không thuyết phục, không thỏa đáng.

    [​IMG]
    Luật sư Trần Chí Thanh. Ảnh: Anh Thư​

    - Gia đình bị hại nghi ngờ về khả năng có đồng phạm trong vụ án, đánh giá của ông về ý kiến này thế nào?

    - Trong hồ sơ không một tài liệu bút lục nào cho thấy có lần thứ hai Luyện quay xuống nhà khởi động lại hệ thống an ninh nhà anh Ngọc. Nhưng tại phiên tòa chính bị cáo Luyện đã khai biết đó là hệ thống báo động, có camera ghi hình nên đã xuống tắt đi. Nhưng sau đó chính anh ta lại khai đã bật lên khiến chuông kêu và gia đình nạn nhân tỉnh giấc, phát hiện có cướp. Điều này là mâu thuẫn, không thể một người vừa tắt xong lại bật mà phải có một người nữa.

    Hơn nữa, chúng tôi nghi ngờ có đồng phạm thứ hai vì bản thân trong 2 lời khai cháu Bích khẳng định nhìn thấy có 2 người, là không phải ngẫu nhiên và bỗng dưng cháu Bích có lời khai như vậy. Phiên tòa tới đây, cháu Bích sẽ ra đối diện với sự thật và hy vọng rằng biết đâu sự thật đó sẽ làm thay đổi bản chất sự việc.

    - Cá nhân ông nghĩ gì về hành vi tội ác của một sát thủ chưa đến 18 tuổi như Lê Văn Luyện?

    - Trong vụ án, Luyện gây ra cái chết thương tâm cho 3 nạn nhân và cháu Bích may mắn thoát chết là ngoài ý muốn của anh ta. Hành vi của Luyện đã phạm vào tội giết người dã man, có tính chất côn đồ... Trước tòa, Luyện tỏ ra không ăn năn hối lỗi. Thậm chí khi luật sư gợi ý là Luyện có đủ can đảm để quay lại phía gia đình nạn nhân nói một lời xin lỗi, anh ta cũng không làm điều đó. Qua đó cho thấy bản chất của Luyện thật "máu lạnh", khó tìm thấy sự hối hận ở con người này.

    [​IMG]
    Sát thủ Lê Văn Luyện tại tòa. Ảnh: Hà Anh​

    - Lê Văn Luyện được tòa áp dụng Điều 74, Bộ Luật Hình sự Việt Nam để tuyên phạt mức hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên. Dưới góc độ của người làm luật, ý kiến của ông về vấn đề này?

    - Hiện tại, các nhà làm luật đã nghiên cứu kỹ ở lứa tuổi nào, tâm sinh lý thế nào và cũng từng trăn trở nên chăng thay đổi thế nào với khung hình phạt ở lứa tuổi dưới 18. Tuy nhiên, ở lứa tuổi dưới 18 đã không đạt về các thông số, chỉ số về mặt phát triển. Luật sư và rất nhiều người không mong muốn đối với trẻ vị thành niên thì áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình. Nhưng chúng tôi rất mong muốn, khi đưa ra khung hình phạt, nên chăng có mở ngoặc những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như giết trẻ em, giết nhiều người... thì buộc phải tử hình. Bởi đối với những tội ác như vậy thật quá dã man. Tuy nhiên, từ xưa tới giờ, chưa từng có một vụ án nào bị cáo dưới 18 tuổi bị mức án quá 18 năm tù.

    - Ông nghĩ gì về khả năng phạm tội dưới 18 tuổi sẽ gia tăng khi luật khoan hồng cho độ tuổi này?

    - Sau ngày xử đầu tiên, có nhiều người nói lại cho chúng tôi biết rằng ở phía ngoài phòng xử án có một nhóm thanh niên mặc đồng phục học sinh đã hoan hô, luôn miệng gọi tên Luyện khi Luyện được dẫn giải về trại. Đó là một điều rất đáng buồn. Các thầy cô giáo hay bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh này. Rõ ràng, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam đã quá hư hỏng. Nếu với việc tuyên án một tội ác dã man như Luyện chỉ là 18 năm tù, tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều những tội ác dã man như vậy.

    Anh Thư
     
    #1 Chi Bảo, 14/1/12
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15
    thanhthao78kejvinken thích nội dung này.
  2. Cỏ May

    Cỏ May
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    60
    Thích đã nhận:
    30
    Money:
    0$
    Thưa Luật sư Trần Chí Thanh,

    Có ai máu lạnh đâu, tất cả đều là máu nóng không đó chứ. "Nóng" nhưng làm điều "Lạnh". Trong trường hợp Ông vừa nêu, Ông nghĩ nếu Luyện quay lại nhìn gia đình nạn nhân và xin lỗi thì điều đó có nghĩa Luyện đã hối hận à? còn không xin lổi thì khó tìm thấy sự hối hận ở con người này?

    Sự "Hối hận" rất cần thiết trong đời sống con người, nhưng phải thật lòng, đừng làm giả dối chỉ để mưu cầu sự thương hại người khác, tức hòng kiếm thêm chút lợi lộc cho mình, trong khi chẳng cần quan tâm đến lổi lầm gây ra. Luyện chưa hối hận được ngay tại thời khắc đó, có thể vì áp lực tâm lý, có thể vì trong lòng ...chưa thấy hối hận gì cả. Thậm chí đôi khi ta thấy Luyện còn cười nhếch mép nữa chứ. Từ trước tới nay, với vai trò một luật sư, chắc Ông đã từng thấy có những tên giết người dã man, nhưng khi ra tòa đều rung sợ và hối hận, chứ có ai dám cả gan như Luyện không? không lẽ Luyện lại gan hơn những tên này? hay tại vì Luyện đã biết trước rằng mình chỉ bị kết án 18 năm nên ..."mừng"? Nếu Luyện đã biết trước rồi, thì dĩ nhiên phải an tâm hơn, nếu giỏi hơn, người lớn hơn thì lẽ dĩ nhiên Luyện phải biết diễn trước mọi người để "lấy điểm" chứ? Nhưng tại sao tất cả điều đó không xãy? Bởi vì một điều duy nhất đó là Luyện mới 18 tuổi!

    Ông lo sợ, vụ án này sẽ "làm gương" cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi noi theo? Ông bị ám ảnh con số 18 quá rồi đó. Nếu chuyện này xãy ra, thì tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm thay cho các em, vì chúng ta là Ông bà, Cha mẹ, Anh chị, Bạn bè, là nhà trường, là xã hội mà bất lực trong việc dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc các em. Theo Ông tội của chúng ta có lớn để xử không?

    Đừng vì những cảm xúc nhất thời mà quên đi một sự thật: Trẻ em gây nên tội, dù đó là tội ác tày trời, thì đó là kết quả giáo dục của những người lớn chúng ta. Chừng nào chúng ta còn tiếp tục quên và đỗ hết mọi tội lỗi lên đầu các em hay đổi thừa cho game,.. thì chừng đó sẽ còn có nhiều người như Luyện.

    Xin cầu chúc cho linh hồn những nạn nhân được yên nghĩ! và cầu chúc cho gia đình nạn nhân, phạm nhân và những ai liên quan được bình tâm trước nổi đau và sự mất mát quá lớn này. Tất cả rồi sẽ qua đi vào một ngày nào đó, chắc chắn ngày ấy sẽ đến.
     
    bichphuong thích nội dung này.
  3. kejvinken

    kejvinken
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    5/1/12
    Bài viết:
    20
    Thích đã nhận:
    1
    Money:
    0$
    Luyện sẽ rất HOT, he he. 10 năm nữa cũng ko ai dám đặt tên con mình là Luyện
     
  4. thanhthao78

    thanhthao78
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    9/1/12
    Bài viết:
    257
    Thích đã nhận:
    41
    Money:
    0$
    Một thanh thiếu niên tuổi 18, cái tuổi đẹp nhất của đời người với bao ước mơ bước vào đời.
    Ngày nay nhiều kẻ phạm tội ở tuổi đời rất trẻ. Vậy tội ác đó nó bắt nguồn từ đâu??? Từ sự giáo dục của gia đình chăng, từ sự dạy dỗ của nhà trường, từ những cám dỗ ngoài xã hội hay là những game bạo lực đang rất "hot" ngoài thị trường?
     
  5. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Mổi người từ khi mới sinh ra đã thừa hưởng Gien (AND) di truyền từ dòng họ bao thế hệ, gần nhất là Ông Bà, Cha mẹ,.. thừa hưởng cả điều tốt lẫn điều xấu. Đó chỉ là sự khởi đầu góp phần hình thành tính cách con người. Nhưng tính cách con người được quyết định bởi chính người đó từ: lời nói, suy nghĩ và hành động, ba điều này sẽ quyết định nên phần "con" nhiều hay phần "người" nhiều trong con người. Nhưng 3 điều này từ đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài: Gia đình - Nhà trường - Xã hội - Nền Kinh tế - Chính trị - Giáo dục,.. Ngoài những điều tốt và xấu được trao truyền cho người trẻ từ các hệ tộc, thì sự ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài rất quan trọng và mang yếu tố quyết định nên tính cách người trẻ (chỉ người trẻ). Bởi người trẻ chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm từ chính bản thân để có thể nhận biết và chuyển hóa những điều tốt xấu một cách tường tận. Nên người trẻ rất cần sự chỉ dẫn, giúp đỡ từ yếu tố bên ngoài.

    Vì vậy, khi người trẻ có vấn đề trong hành vi, thì điều đó có nghĩa sự trao truyền từ những yếu tố bên ngoài cho người trẻ có vấn đề. Hay nói cách khác, người trẻ phạm tội, thì người lớn chúng ta đã góp phần tạo nên tội lỗi ấy nơi người trẻ. Gia đình - cha mẹ không có tình thương hoặc thể hiện tình thương không đúng cách với con cái, Nhà trường - không biết cách khơi dậy tình thương và lòng nhân ái nơi người trẻ, Xã hội không làm gương và tạo những ấn tượng xấu cho người trẻ noi theo, bắt chước, nền Kinh tế ngày càng phát triển về vật chất rời xa tinh thần, đã cổ động cho lối sống tôn sùng vật chất. Những người "hào nhoáng" luôn được quan tâm, chăm sóc, mà đúng ra phần đó phải dành cho người trẻ, người khó khăn bất hạnh. Người lớn thì thiếu tình thương bao dung và tha thứ những lỗi lầm của người trẻ, như một tờ báo uy tín đã đưa tin: "Tội lỗi lớn nhất của Luyện không phải là giết chết 3 mạng người, mà đó là đã làm cho hàng triệu con người hiền từ bổng trở nên độc ác". Và bây giờ khi Luyện đã bị tuyên án, vẫn còn hàng triệu người mong muốn Luyện phải chết đi mới hả dạ, cho dù phần lớn trong số người đó chưa từng trải qua cảm giác mất mát kinh khủng của gia đình phạm nhân. Thế mới hay, nổi đau chiến tranh đã kết thúc, nhưng nổi đau từ sai lầm con người vẫn còn tồn tại.

    Một lần nữa, xin đừng dồn hết mọi tội lỗi lên đầu người trẻ, họ sẽ không bao giờ ghánh nổi vì phần lớn trong đó có lỗi lầm của chúng ta. Trong câu chuyện của Luyện, chúng ta chưa cảm nhận hết nhưng có thể hiểu được nổi đau đớn mà gia đình nạn nhân trải qua cũng như những gì gia đình phạm nhân phải đối diện từ bây giờ cho đến cuối đời. Là một thành viên trong xã hội, nếu chúng ta chưa làm gì để có thể làm vơi đi những nổi đau kia, thì cũng đừng góp phần biến nổi đau ấy trở thành lòng thù hận giết chết mọi tình thương trong con người cùng bản chất. Rồi đây, chúng ta sẽ tiếp tục dạy lại con cháu chúng ta những điều gì từ bài học hôm nay?
     
    thanhthao78 thích nội dung này.

Chia sẻ trang này