7 người chết, thiệt hại hàng nghìn tỷ vì bão Sơn Tinh

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi hoahuongduong, 30/10/12.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Quét dọc từ miền Trung ra miền Bắc, bão Sơn Tinh đã khiến 7 người chết, nhiều người mất tích. Theo số liệu ban đầu, Thái Bình thiệt hại nặng nhất là 1.400 tỷ đồng, Nam Định 900 tỷ đồng, Hải Phòng 400 tỷ đồng...

    Trong số 7 người chết, Thái Bình có 3 người, Nam Định 2 người, Hải Phòng và Nghệ An mỗi tỉnh một người. Ngoài ra, 5 người vẫn còn mất tích và 43 người bị thương. Cơn bão đã gây thiệt hại lớn về tài sản khi giật sập 11 nhà, tốc mái hơn 13.000 nhà (nặng nhất là Thái Bình, Hải Phòng và Nam Định); gần 80.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hơn 2.000 mét kè bị sạt lở, gần 3.000 mét đê và 10.000 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại....

    Hệ thống điện lưới và thông tin liên lạc ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều nơi gần như bị đánh sập hoàn toàn, ngày 30/10 vẫn chưa được khôi phục.

    Ước tính thiệt hại của các tỉnh này lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, Thái Bình đã thiệt hại 1.400 tỷ đồng (dù còn 3 huyện chưa thống kê xong), Nam Định gần 900 tỷ, Hải Phòng 400 tỷ đồng...

    [​IMG]
    Người dân ở Thái Bình khắc phục hậu quả sau khi bão tan
    Ảnh: Hoàng Hà

    Mặc dù bão không đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá nhưng tỉnh này cũng bị thiệt hại nặng khi hơn 2.000 nhà và 3 phòng học tốc mái, hàng nghìn ha hoa màu bị gẫy đổ, hư hỏng, 11km bờ biển tại Sầm Sơn, Quảng Xương và đê cửa sông ở Nga Sơn bị sạt lở. Hai thuyền đánh cá của ngư dân bị hư hỏng và chìm... Ước tính thiệt hại ban đầu do bão Sơn Tinh gây ra gần 260 tỷ đồng.

    Đánh giá về công tác ứng phó với bão, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão và lãnh đạo một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng cho rằng, chính quyền huyện, xã và một bộ phận người dân, vẫn còn tâm lý chủ quan dẫn đến thiệt hại nặng.

    Còn thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng) cho rằng, công tác ứng phó với bão cho thấy một số vấn đề phải rút kinh nghiệm. Ví dụ, giàn khoan GFS Key Hawaii của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được thông báo về bão nhưng chỉ di dời 2/3 trong tổng số 90 người. Bão đã làm đứt neo 3 tàu lai kéo lớn khiến giàn khoan này trôi giạt trên biển trước khi được ứng cứu vào ngày 29/10.

    Bão Sơn Tinh là cơn bão thứ 8 trong năm nay hoạt động trên biển Đông. Đây là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm ảnh hưởng tới Việt Nam.

    Liên quan đến tên bão, ông Bùi Văn Đức (Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, việc để tên Sơn Tinh đặt cho cơn bão, nếu thấy chưa hợp lý, Việt Nam có thể đề nghị Ủy ban Bão khu vực tây bắc Thái Bình Dương rút lại tên này, thay thế bằng tên khác. Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ kiến nghị việc đổi tên bão trong cuộc họp thường niên năm nay.
    Theo VnExpress
     

Chia sẻ trang này