Bệnh Lao kháng thuốc - Thách thức toàn cầu

Thảo luận trong 'SỨC KHỎE' bắt đầu bởi Đặng Tiến, 24/3/12.

  1. Đặng Tiến

    Đặng Tiến
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/1/12
    Bài viết:
    61
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Mối quan tâm và thách thức hàng đầu hiện nay của hoạch định Chương trình chống lao quốc tế và Việt Nam là sự kháng thuốc chữa bệnh của vi khuẩn lao. Những thông tin về bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-Multi Drug Resistant) và nhất là bệnh lao cực kỳ kháng thuốc (EDR - Extreme Drug Resistant) thật đáng quan ngại.

    Bệnh lao kháng đa thuốc là bệnh lao mà vi khuẩn lao không còn chịu tác dụng của isoniazid và rifampixin. Bệnh lao cực kỳ kháng thuốc là vi khuẩn lao đã kháng lại isoniazid, rifampixin - thuốc hạng 1 còn kháng thêm thuốc hạng 2: bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm quinolon (ofloxacin, levofloxacin...) và ít nhất 1 loại thuốc tiêm của hạng 2 (kanamyxin, amikaxin, capreomyxin).

    EDR hiện nay thường gặp ở người có HIV mắc bệnh lao trong tương lai sẽ có sự lây bệnh từ những nguồn lây này. Lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất các thể lao. Lao phổi dễ tìm thấy vi khuẩn lao để chẩn đoán và để xác định kháng thuốc, lao phổi là nguồn lây chính. Vậy nói bệnh lao kháng thuốc là nói lao phổi.

    Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều có khả năng kháng lại các kháng sinh ở mức độ cao hoặc thấp. Vi khuẩn lao có khả năng kháng kháng sinh cao. Nếu người bệnh không tuân thủ các nguyên tắc điều trị, bỏ trị, nếu thầy thuốc kê một đơn thuốc không đúng nguyên tắc, vi khuẩn lao sẽ có những đột biến chọn lọc trong các đoạn gen của nhiễm sắc thể làm cho thuốc không giết chết được vi khuẩn. Quá trình sao chép tổng hợp sau đó tạo nên một chủng vi khuẩn lao kháng thuốc.

    [​IMG]

    Có các loại kháng thuốc sau đây:

    - Kháng thuốc tiên phát: Gặp ở người bệnh chưa từng sử dụng thuốc chống lao, họ lây bệnh từ nguồn lây kháng thuốc.

    - Kháng thuốc mắc phải: Gặp ở người bệnh dùng thuốc không đúng nguyên tắc: không đủ liều, không đủ thuốc, không đủ thời gian, bỏ trị...

    Bệnh lao kháng thuốc có các dấu hiệu sau đây:

    - Lâm sàng: Mặc dù đang điều trị nhưng sốt ho khạc đờm không cải thiện hoặc thuyên giảm một thời gian sau đó trở lại và tăng hơn.

    - Xét nghiệm:

    + Xquang phổi: Tổn thương không thay đổi, xuất hiện tổn thương mới, đặc biệt cũng có trường hợp tổn thương cải thiện sau đó mới xuất hiện tổn thương mới.

    + Soi kính thấy vi khuẩn lao dương tính liên tục, âm hóa một thời gian rồi lại dương tính hoặc âm tính, dương tính xen kẽ.

    Để xác định bệnh lao kháng thuốc phải nuôi cấy vi khuẩn lao, làm kháng sinh đồ với thuốc hạng 1 và hạng 2.

    Để phòng bệnh lao kháng thuốc, không có gì khác là người bệnh phải tuân thủ đủ liều, đủ thuốc không được uống duy nhất 1 thuốc, đủ thời gian hiện nay có phác đồ ngắn nhất là trong 6 tháng. Không được tự ý bỏ trị, khi gặp tác dụng không mong muốn không được tự ngừng thuốc mà phải được theo dõi, chăm sóc, xử lý của thầy thuốc. Thầy thuốc không chuyên khoa không được kê đơn điều trị không đủ liều, không đủ thuốc, không phù hợp với cơ địa người bệnh dễ tạo cho người bệnh có lý do ngừng thuốc bỏ trị.

    Hiện nay, tỷ lệ lao kháng đa thuốc của Việt Nam đang ở mức 2,7% trong số lao phổi có vi khuẩn lao mới phát hiện và 19% ở người bệnh đã điều trị. Chương trình chống lao quốc gia đã đề xuất 2 phác đồ: VIa và VIb điều trị lao kháng thuốc trong 18 tháng gồm các thuốc: capreomyxin, levofloxaxin, prothionamit, cycloserin và kanamyxin. Chi phí điều trị gấp hàng ngàn lần so với người bệnh không kháng thuốc thậm chí có những trường hợp không khỏi bệnh.

    Đứng trước tình hình nghiêm trọng của bệnh lao kháng thuốc, Chương trình chống lao quốc gia đã tiến hành điều tra lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc trong khoảng thời gian từ 1/7 đến 31/12/2011 nhằm xác định tỷ lệ kháng thuốc và diễn biến của lao kháng thuốc tại Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định mục tiêu, đường lối, giải pháp, ứng phó thích hợp và kế hoạch hành động phòng chống bệnh lao cho những năm tới.

    Theo Sức khỏe đời sống


     

Chia sẻ trang này