Câu chuyện cuối năm 2011

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi Sen, 28/12/11.

  1. Sen

    Sen
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    40
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    (TuanVietNam) - Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

    Có nhiều sự kiện để quên hơn là ghi nhớ cho 2011. Chuyện nợ công châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Chuyện sóng thần Nhật Bản. Chuyện cách mạng Hoa Nhài. Chuyện Steve Jobs ra đi. Gần chúng ta hơn, chuyện bà Thủ tướng và lũ lụt ở Thái Lan.

    Việt Nam thì cũng không có gì để bàn luận. Theo các chuyên gia chính phủ và các đại biểu nhân dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng đều vẫn ổn và sẽ tốt đẹp hơn trong 2012. Người dân có thể an tâm tiếp tục nhậu nhẹt mỗi ngày và chỉ cần quan tâm đến các phong bì cho quà Tết, đám cưới, đám ma. Thế hệ trẻ vẫn lo dùi mài kinh sử để được làm quan.

    Tóm lại, thiên hạ vẫn thái bình, không ai chết. Dòng lịch sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng. Chúng ta chỉ thiếu một giải vô địch bóng đá nào đó của ASEAN là Việt Nam lại chiếm vị thế số một của các quốc gia hạnh phúc. A men.

    Trong những ngày cuối năm, trời lạnh co ro, làm các cặp nhân tình hay trùm chăn nằm nhà, suy tưởng về quá khứ và tương lai. Các mạng truyền thông từ Mỹ đến Việt đua nhau làm bảng xếp hạng những biến cố hay những nhân vật được coi là "quan trọng" nhất trong năm cũ. Tội nghiệp. Chúng ta thi đua suốt năm, từ chính trường, thương trường đến vận động trường, sân khấu phim ảnh... Ở Việt Nam, còn thêm màn thi đua thành tích, huân chương lao động, bằng cấp và các bài diễn văn. Vậy mà cuối năm, chúng ta lại còn bị nghe về những thi đua khác nữa trên thế giới, không ăn nhập gì đến niềm vui nho nhỏ trong căn phòng ấm cúng.

    [​IMG]

    Hơi ngược đời, đêm Noel tôi lại nghĩ về luật nhân quả của nhà Phật. Chúng ta luôn gặt hái những gì mình gieo trồng. Một cố gắng chân thành thiện ý, dù kết quả có là thất bại, cũng đem lại cho người làm một bài học đáng giá để thành công lớn hơn trong tương lai. Một hy sinh vì lợi ích chung của cộng đồng, dù không ai biết đến, vẫn đem lại những thỏa mãn cá nhân mà thành quả là sự an bình cùng sức mạnh nội tại. Một nếp sống chừng mực hài hòa và những cẩn trọng về ăn uống và luyện tập sẽ đem cho thân thể những ngày mạnh khỏe cần cho sự minh mẫn của tinh thần.

    Ngược lại, những lựa chọn sai lầm bao giờ cũng phải trả giá, không sớm thì muộn. Không có bữa ăn nào miễn phí trong đời sống. Bệnh tật sẽ theo sau những ăn nhậu tiệc tùng, mặc cảm sẽ hành hạ những nhũng lạm quyền thế, sụp đổ phải xảy ra với những lâu đài xây không nền móng. Tuy nhiên, ông Trời cũng hay chơi trò oái ăm khiến chúng ta lầm tưởng rằng nguyên lý này có ngoại lệ.

    Hy Lạp cười thỏa mãn khi thấy các ngân hàng quốc tế đưa tiền cho mình xài vô tội vạ. Họ không nghĩ hậu quả của chục năm suy thoái sắp đến khi phải xù nợ. Ở bình diện rộng lớn hơn, các chính phủ Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý...sẽ phải trả giá cho cho các gói kích cầu trong chính sách bơm tín dụng và in tiền cứu ngân hàng. Dĩ nhiên, khi cả kinh tế thế giới tùy thuộc vào sự ổn định của đồng đô la, ngày mà nước Mỹ phải trả giá chắc chắn xa hơn ngày các nước nhỏ phải trả. Nhưng nợ không bao giờ tự nhiên biến mất, chỉ có một lựa chọn là tự ta phải xù nợ hoặc để con cháu trả sau này. Điều an tâm hiện giờ là những món nợ tư hay công có thể được đáo qua đáo lại trong vài năm tới, giấu diếm dưới thảm cho đến khi hôi thối quá, phải kéo ra. Càng lâu lãi suất càng tích lũy, hậu quả càng lớn và nhiều món nợ sẽ không bao giờ trả đủ.

    Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

    Đôi khi tôi cũng mất đi niềm tin vào luật của Trời và cho rằng họ đúng. Có lẽ đó là chút chua chát còn sót lại của tuổi già?

    Chiều Giáng Sinh, tôi tình cờ xem một phim hoạt hình của Disney tên Tangled. Chuyện về một nàng công chúa bị bà phù thủy bắt đi khi vừa chào đời. Bà cần mái tóc mầu nhiệm của cô để trẻ đẹp mãi. Cô lớn lên nghĩ rằng đây là mẹ mình và khi bà cấm không cho cô ra khỏi cái tháp cao tù ngục, bà giải thích là thế giới ngoài kia khủng khiếp tàn bạo lắm, cô nên ngoan ngoãn nghe lời bà dậy dỗ để có "ổn định" cho đời sống.

    Nhưng trong thâm tâm, cô vẫn ao ước về một ngày của "tự do" dù phải trả giá. Một chàng ăn trộm đưa cô ra khỏi ngục tù và câu chuyện kết thúc như mọi chuyện cổ tích. Kẻ gian bị tiêu diệt và người tử tế sống hạnh phúc đời đời. Bài hát khi cô thoát khỏi gọng kiềm của bà phù thủy "I've seen the light" (Tôi đã thấy ánh sáng), thật truyền cảm.

    Dù đôi khi con người "bi quan" trong tôi chê cười cái ấu trĩ của những câu chuyện cổ tích, tôi vẫn yêu chúng vô cùng. Đây là thế giới của đạo đức, của chân thật và cao quý. Nó xác định lại cho chúng ta niềm tin vào luật Trời, vào cái đẹp vĩnh hằng của công lý, vào luật nhân quả của nhà Phật, vào tình người luôn sáng ngời qua nghịch cảnh. Đây là thế giới phân chia "thiện-ác" rõ ràng, nơi kẻ cắp không thể đội lốt quân tử trong lâu dài.

    Vài ngày nữa, thế giới sẽ bước qua một cột mốc mới của thời gian. Chúng ta không biết là 2012 sẽ đem lại "công lý" như các câu chuyện cổ tích? Hay một đại họa diệt vong cho toàn cầu như lời tiên tri của văn minh Mayan? Dù thế nào, tôi tin rằng Ơn Trên vẫn quan tâm đến định mệnh con người và "bình an dưới thế cho người thiện tâm" vẫn là một nguyên lý để sống .

    TS ALAN PHAN​
    ---

    T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
     

Chia sẻ trang này