Cư dân mạng phẫn nộ vì người cha bị đâm chết khi thăm con

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi Đặng Tiến, 11/1/12.

  1. Đặng Tiến

    Đặng Tiến
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/1/12
    Bài viết:
    61
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Hình ảnh người cha chơi đùa với con nhưng bị ngăn cách bởi song cửa khiến nhiều người rơi nước mắt. Câu chuyện anh Trần Trung Hiếu bị đâm chết chỉ vì muốn gặp con đã đã gây phẫn nộ trên nhiều diễn đàn.


    Tối 4/1, anh Hiếu (28 tuổi) đến nhà mẹ vợ ở quận 8, TP HCM thăm con và xảy ra tranh cãi với em vợ là Trần Minh Việt. Việt đã vào nhà lấy dao đâm anh Hiếu khiến anh này tử vong sau đó vài tiếng. Một đồng nghiệp của Hiếu sau đó đã chia sẻ trên diễn đàn rằng vợ chồng Hiếu đã li dị và anh này nhiều lần đến thăm con những đều bị nhà vợ ngăn cản, thậm chí từng bị đánh dẫn đến chấn thương sọ não vào ngày 11/10/2011.

    Ngày 14/12, trên YouTube xuất hiện clip được cho là do anh Hiếu tự đăng lên với nội dung cầu cứu cộng đồng mạng giúp anh đòi lại công lý, trong đó có những hình ảnh làm không ít người phải khóc như khi cánh tay cậu bé 17 tháng tuổi cố với ra để chạm vào mặt cha. Trên một diễn đàn về gia đình, anh chia sẻ: "Các bạn làm gì nếu vừa mổ xong, vết mổ còn chưa lành, một đám giang hồ vây quanh trong khi con bạn đang ở đó? Bạn sẽ làm gì để thỏa mãn được các điều kiện sau: 1. Con bạn không thấy cha bị đánh. 2. Cha con bạn sẽ được để yên".

    Người cha này cho biết do con trai dưới 3 tuổi nên quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Mâu thuẫn của anh với gia đình vợ là vì: "Bên vợ có truyền thống đàn ông ở rể, lo chuyện nội trợ gia đình. Còn phụ nữ thì làm những vị trí cao trong xã hội. Mình không chấp nhận được lối sống đó và phản đối quyết liệt".

    Khi đó, nhiều người đã khuyên rằng dù biết là rất khổ tâm, anh cần nén nỗi nhớ, để mọi chuyện lắng xuống và cố gắng giải quyết vấn đề. Nhưng người cha tâm sự: "Mình cũng thử vài hôm nhưng nhớ bé không chịu nổi lại mò sang và mình cũng đã hẹn hò nhưng rồi lại chia tay vì đi với bạn gái về bế con thấy sượng sượng" cũng như "chấp nhận bị đánh mỗi khi tới thăm con".

    Ngày 31/12, anh Hiếu cho biết nhà mẹ vợ có tang nên "phân vân không biết nên gửi đơn tố giác vào ngày 3/1 không vì dù không phải ruột thịt nhưng cũng là tang họ hàng. Nếu không gửi thì e người ta nghĩ mình sợ rồi lấn tới, mà gửi thì sợ mình không giống con người".

    Thế nhưng, khi mọi chuyện chưa ngã ngũ thì đêm 4/1, anh Hiếu qua đời tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. "Anh ấy vừa bị nhà vợ đâm chết tối nay vì dám đến thăm con trai. Anh ấy sẽ không bao giờ còn có thể vào đây kêu gọi các bố các mẹ ủng hộ anh ấy nữa", một người tự nhận là em họ của anh Hiếu viết trên diễn đàn.

    Tình phụ tử của người cha đã lay động hàng nghìn người. Trên Facebook đã xuất hiện trang "Đòi lại công lý cho người cha bị đâm chết vì đến thăm con". Còn tại trang "Những câu nói bất hủ...", lời kêu gọi ủng hộ anh Hiếu thu hút hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận.

    [​IMG]
    Niềm thương xót và sự phẫn nộ đang lan khắp nhiều diễn đàn và mạng xã hội.

    "Mong con anh khi lớn sẽ luôn nhớ về người đã luôn yêu thương nó hết mình, bất chấp tất cả để được gặp, chơi với nó, làm tròn nghĩa vụ của một người cha. Mong bé sẽ không bao giờ biết được sự thật đau lòng này và luôn sống vui vẻ với ánh mắt cha dõi theo từ trên thiên đường", một thành viên Facebook chia sẻ.

    Bi kịch này không chỉ lấy đi nước mắt của cộng đồng mạng mà còn khiến họ phẫn nộ, nổi giận trước cách cư xử thiếu tình người. "Lâu rồi mình không khóc nhiều như vậy, cứ nhìn cái cảnh cha con bên song sắt là nước mắt cứ chảy. Mình chẳng hứng thú với những tin hành hung, giết người nhưng sau đó, mình không biết diễn tả thế nào, lần lượt xem qua clip, topic ... không vì tò mò. Mình ấn vào đường link trong sự xúc động mạnh. Xem xong clip mà ngồi dại đi. Vừa xúc động trước tình phụ tử, vừa thương cảm, đau xót, lại vừa phẫn nộ và cảm thấy kinh tởm", thành viên Vân Thiên... tâm sự.

    Tuy nhiên, người này cũng nhấn mạnh: "Hy vọng sức ép từ dư luận sẽ có hiệu quả. Nhưng đừng hùa nhau làm loạn. Hãy nghĩ tới những tổn thương có thể xảy đến với cháu bé nếu sự thương cảm biến thành manh động. Cháu ấy đã trải qua quá nhiều chuyện rồi".

    Theo VnExpress - Youtube
     
    #1 Đặng Tiến, 11/1/12
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này