Đám cưới trên xe lăn

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi hoahuongduong, 11/3/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Hai chân người chồng teo tóp, cơ thể quặt quẹo sau một trận ốm thập tử nhất sinh, còn người vợ bị mất một chân trong lần vận hành máy chế biến mủ cao su. Gia đình hai bên kịch liệt phản đối đến mức họ phải nhờ giám đốc trung tâm dạy nghề khuyết tật tổ chức giùm đám cưới.

    Với người dân ở thôn Đông Đoài, xã Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì chuyện của gia đình anh Huy, chị An là câu chuyện đẹp như cổ tích giữa đời thường.

    [​IMG]
    Gia đình nhỏ nhưng rất đỗi hạnh phúc của vợ chồng anh Huy, chị An.​
    Kí ức ngày giông tố

    Căn nhà mới xây còn nguyên mùi vôi vữa nằm lọt thỏm trong ngõ sâu của vợ chồng anh Võ Tá Huy - chị Ngô Thị An đầy ắp tiếng cười con trẻ. Bên chiếc máy vi tính ở góc nhà, chàng trai có bàn tay bị khoèo đang cố gắng hoàn thiện nốt mẫu thiếp mời đám cưới cho khách. Cạnh đó, cô gái chỉ còn một chân đang cặm cụi với chiếc máy khâu và đống quần áo.

    Anh Huy sinh năm 1983, là con thứ ba trong gia đình nghèo có 5 anh em ở xã Thạch Hà, Hà Tĩnh. Chưa đầy 2 tuổi, Huy bị một trận ốm thập tử nhất sinh. Sau lần đó, Huy bị tai biến, chân tay co quắp lại. Suốt tuổi thơ, Huy đã phải sống trong sự tự ti, mặc cảm của thân phận tật nguyền. Thương con, bố mẹ Huy đã phải bán cả con trâu là tài sản quý giá nhất để đưa con đi chữa bệnh nhưng đành bất lực. “Dù liệt chân và tay trái, nhưng Huy rất thông minh, luôn khát khao được đến trường. Sau khi được cõng đi học mẫu giáo ở trường làng, lên lớp 1, vợ chồng tui định cho nó nghỉ học vì đi lại quá vất vả thì cháu khóc rồi nói, chân con bị liệt nhưng đầu óc con không liệt. Con sẽ tập luyện để tự đến trường, nghe con nói, vợ chồng tui chỉ biết nhìn nhau khóc”, bà Nguyễn Thị Nghĩa, mẹ anh Huy tâm sự.

    Từ đó, bất kể trời mưa dầm hay gió bấc, Huy đã tự đến trường, hoàn thành chương trình học cấp 1 rồi cấp 2. Hết lớp 9, Huy đã phải nghỉ vì quãng đường từ nhà đến trường THPT phải mất hơn 10 km, trong khi đó điều kiện gia đình lại khó khăn. Ước mơ lúc bấy giờ là phải kiếm sống, bởi anh không muốn bố mẹ phải lo lắng vì mình. Huy đã nhờ bố sắm cho mình bộ đồ nghề đánh giày. Hàng ngày, Huy đã lê la tìm đến các quán cà phê, quán ăn để đánh giày. Sau gần nửa năm trời thì vận may đến, tình cờ Huy gặp được ông Hoàng Sỹ Thu, Giám đốc Trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật Hà Tĩnh, được ông đưa về học tin học và chẳng bao lâu thì thành thạo nghề in lưới.

    Ngô Thị An, vợ Huy cũng có một hoàn cảnh hết sức đáng thương. Chị An sinh năm 1981, trong một gia đình nghèo khó ở xã Thạch Ngọc, Thạch Hà (Hà Tĩnh). Là chị cả nên học hết lớp 9, An đã phải nghỉ học vào Nam làm công nhân để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Thời con gái, An đã từng khiến biết bao chàng trai thương trộm nhớ thầm nhưng vì nghĩ phải đi làm kiếm tiền nên chưa dám nghĩ tới hạnh phúc riêng tư. Nhưng rồi một ngày định mệnh nghiệt ngã đã khiến An từ cô gái lành lặn trở thành tật nguyền.

    An kể: “Đó là ngày 23/12/2003, lúc bấy giờ em đang cùng đồng nghiệp đứng vận hành máy chế biến mủ cao su tại Nông trường Phú Riềng (Bình Phước) thì chẳng may bị ngã và bị cuốn vào máy. Hai chân dập nát, dù các bác sĩ đã rất nỗ lực, nhưng không thể giữ lại được chân phải cho em. Trở về quê với chân phải bị cắt bỏ đến tận bẹn, em trở nên bi quan, chán nản không dám ra đường, vì mỗi lần như thế lại phải nghe lời nói vô tình bồng bột của lũ trẻ làng “ê ra coi chị cụt chân bay ơi!”. Bao nhiêu đêm trắng trằn trọc, nước mắt em chảy dài ướt đẫm gối. Nhiều lúc, em đã nghĩ đến cái chết nhưng tình cảm của người thân là nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh cho em vượt qua. Em quyết định ra thành phố Vinh (Nghệ An) học nghề may”.

    Nhờ lãnh đạo thuyết phục gia đình

    Như định mệnh, tình yêu của An và Huy đã nảy sinh sau những lần họ gặp gỡ nhau tại trung tâm dạy nghề. Sau 4 năm yêu nhau, họ quyết định sẽ xây đắp hạnh phúc. Không ngờ, đúng lúc này, họ đã vấp phải sự phản đối từ hai gia đình. Thuyết phục không được, cả Huy và An đành phải nhờ Giám đốc Trung tâm.

    Chứng kiến và thấu hiểu được tình cảm của đôi bạn trẻ, ông Hoàng Sỹ Thu đã đồng ý giúp đỡ. Cuối năm 2008, đám cưới của hai người đã diễn ra tưng bừng ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Sau đám cưới, anh chị đã được trung tâm cho mượn một phòng tập thể rộng chừng 30m2. Hạnh phúc của họ càng nhân lên gấp bội khi cuối năm 2009, chị An sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Võ Sỹ Hoàng. Tiếp đến, năm 2011, cháu thứ 2 là Võ Hoàng Việt Phương ra đời đã làm cho tổ ấm của họ tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.
    Có con rồi, bố mẹ hai bên cũng chẳng có lí do gì để “hờn dỗi” nên đã đón vợ chồng và hai cháu về để tiện bề chăm sóc. Tuy vậy, hai vợ chồng An - Huy vẫn làm đủ mọi việc để kiếm sống. Vợ làm thêm nghề cắt may, sửa quần áo cũ để có thêm đồng chi tiêu cho gia đình. Còn anh Huy thì vẫn duy trì nghề in lưới, thiệp cưới, lịch và bao bì…

    Theo Gia đình
     
    #1 hoahuongduong, 11/3/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này