“Dậy thôi em trai bé bỏng của anh!”

Thảo luận trong 'GIÁO DỤC' bắt đầu bởi Kenbi_Tr, 30/1/12.

  1. Kenbi_Tr

    Kenbi_Tr
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    264
    Thích đã nhận:
    33
    Money:
    0$
    (Dân trí) - “Nam ơi, dậy đi học nào!” đó là điệp khúc mà anh lặp lại vào 5h30 hàng ngày. Anh biết dậy sớm là quá sức đối với một đứa trẻ 2 tuổi như em nhưng anh đâu muốn thế,

    Tuổi em là tuổi ngủ đáng lẽ ra em phải được ngủ lâu hơn nữa nhưng do bất đắc dĩ thôi vì hoàn cảnh nhà mình Nam à… Mỗi lần anh gọi em, là em lại òa khóc gọi “Mẹ ơi…Mẹ ơi”… nhưng chẳng thấy mẹ đâu trong khi mẹ đang nằm cạnh em đấy. Đó là do căn bệnh thần kinh đã đầy đọa mẹ suốt mấy năm nay. Anh căm ghét nó, nó làm cho mẹ mất đi nhận thức của mình, làm em không có được tình cảm nồng ấm của mẹ, làm mọi niềm vui trong gia đình mình trở nên không trọn vẹn. Anh lại phải đi học sớm, nhà mình xa trường mà.

    Vài tháng trước, lúc đó Nam không phải dậy sớm như bây giờ vì có chị đưa đi, lần ấy may sao chị học chiều. Chị bây giờ đã đi lấy chồng rồi, chỉ còn anh em mình đi học cùng nhau thôi. Bố phải đi làm sớm để kiếm tiền nuôi cả nhà, anh thương bố làm nghề thợ xây cực nhọc, nhiều hôm nắng chang chang bố vẫn phải ra làm ngoài trời, đối bát mồ hôi lấy bát cơm, nhiều hôm anh cảm thấy bố như kiệt sức nhưng bố không chịu nghỉ. Nam à, bố đã cố gắng như thế rồi, anh em mình phải học giỏi, ngoan ngoãn, đừng khóc kẻo bố lại tỉnh mất, bố lại mệt.

    Bác mình làm bảo vệ ở trường em đang học đấy, bây giờ em đến chơi với bác, đến giờ cô đón thì vào lớp, em ngoan nhé.

    Cố lên nào, anh cũng dậy rồi này, dậy thôi kẻo trời sáng mất, anh muộn học, bố sẽ buồn. Cả ngày vui ở lớp đang chờ em.

    Nào… Dậy thôi!”


    Đó là bài văn của Tuyến, học sinh lớp 10D Trường THPT Trần Phú viết trong cuộc thi Điều em muốn nói do nhà trường phát động. Đọc những dòng chữ ngay ngắn mà em viết tôi không thể ngăn nổi những giọt nước mắt. Quả thật, nếu không tìm hiểu về em, tôi sẽ coi em như là những em có hoàn cảnh khó khăn mà trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều. Nhưng tôi thật sự khâm phục ở em bởi em có một nghị lực sống phi thường.

    [​IMG]
    Bố mất, mẹ bệnh nặng, 2 anh em Tuyến và Nam côi cút bên nhau​

    Cuộc sống đã không ưu ái cho em sinh ra trong một gia đình có điều kiện, có một người mẹ khỏe mạnh, giờ lại cướp đi nốt người cha là chỗ dựa cuối cùng của chị em em.

    Trước cái lạnh như thấu đến tận xương, tôi tìm đến nhà em, thôn Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đứng trước ngôi nhà mà mẹ con em đang ở, lòng tôi thắt lại, ngôi nhà đã cũ rồi, mà chưa có cửa, dường như trong nhà không có một thứ gì có giá trị.

    [​IMG]
    Ngôi nhà của 2 anh em trống huơ trống hoác trong cái lạnh thấu xương​

    Tuyến chia sẻ, đó là công sức của bố em gần chục năm trời đi Sơn La làm thợ xây, nhưng khi về mẹ em đổ bệnh, tất cả tài sản trong nhà đều dồn vào để chữa bệnh cho mẹ, nên không kịp làm, giờ bố mất rồi, có lẽ… “Em thương mẹ em lắm, bao năm trời vất vả, nuôi bọn em ăn học, mẹ chưa được sướng một ngày nào, giờ mẹ bị bệnh, lúc mẹ đỡ có khi mẹ gượng dậy để dọn nhà, nấu cơm cho bọn em, nhưng bệnh mẹ nặng, mẹ chỉ nằm ở dường, hầu như không ăn uống được gì, nhiều khi không còn điều khiển được hành động của mình nữa”, Tuyến nói với tôi.

    Thời gian mẹ Tuyến bị bệnh khi nhẹ thì 1 tuần lúc nặng là cả tháng, có khi nhiều hơn thế. “Nhưng từ khi bố mất, em của em đã được Bác nhận về nuôi”, nói đến đây, Tuyến không nói được nữa, khuôn mặt của cậu bé 15 tuổi chùng hẳn xuống, ánh mắt buồn chực khóc.

    Hôm nay tôi đến, cũng là lúc mẹ em đang bệnh nặng, em trai em cũng được bác đưa về thăm mẹ, một đứa trẻ hồn nhiên mới chỉ hai tuổi. Ngày mẹ Tuyến mới sinh em, bệnh của mẹ Tuyến bắt đầu nặng, không có người trông em, nên ngày nắng, có khi ngày mưa mẹ cũng bế em ra đường. Điều an ủi được đôi chút là Nam sinh ra vẫn bụ bẫm, khỏe mạnh và rất thông minh, em cũng ít hay bị ốm. Nhìn Nam vào giường ngọi mẹ, mà lòng tôi quặn đau, ánh mắt vô hồn của người mẹ nhìn đứa con trai non nớt, cô không còn nhận ra được Nam nữa, cả Tuyến nữa.

    [​IMG]
    Những dòng tâm sự của Tuyến khiến thầy cô, bạn bè rơi nước mắt​

    Với hoàn cảnh khó khăn nhưng không vì thế mà làm Tuyến nản chí, em đã vượt qua và chiến thắng chính bản thân mình. Nói về em, cô giáo Trần Thị Thục- Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú cho biết: “Em Tuyến là một học sinh ngoan, có nghị lực, với hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em vẫn vượt lên để học tốt, năm học 2011- 2012 em đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc, đạt giải 3 Học sinh giỏi môn Toán cấp trường, hiện tại em đang nằm trong đội tuyển thi HSG cấp tỉnh”. Cô Thục chỉ mong một điều là Tuyến sẽ vượt lên hoàn cảnh để cố gắng học tốt, đạt được thành tích cao trong học tập, thi đỗ vào Đại học ra trường có một công việc ổn định. Để trở thành một người con có ích cho xã hội.

    Cô giáo Đỗ Thị Thanh Huyền- Giáo viên chủ nhiệm của Tuyến chia sẻ: “Đọc được những dòng chữ em viết, tôi thật sự xúc động, cả lớp đều khóc, vì chưa bao giờ Tuyến chi sẻ cho bạn bè cả. Em luôn là một học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô và đặc biệt dù nhà xa cách trường 7km nhưng chưa bao giờ em đi học muộn, vi phạm nội quy quy chế của nhà trường. Được biết vì hoàn cảnh khó khăn, nhiều khi em ở lại trường vì buổi chiều cũng phải học, em nhịn cả ăn trưa, tôi thương em và khâm phục nghị lực của em. Cầu mong em sẽ cố gắng vượt qua hoàn cảnh, để tiếp tục học tốt, thầy cô và bạn bè luôn sát cánh bên em”.

    Trước khi bước chân ra về, tôi xin phép được thắp một nén nhang cho bố Tuyến, một người cha đã hy sinh tất cả cho gia đình… Trời đã tối, rời khỏi cái ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, dẫn đến nhà em để ra đường quốc lộ mà trong đầu tôi luôn ám ảnh, hình ảnh người mẹ nhìn đứa con trai hai tuổi với những tiếng cười vô hồn. Rồi sau này Tuyến sẽ ra sao, khi một đứa trẻ mới 15 tuổi giờ đã phải gánh vác trên vai mình một trọng trách rất lớn…

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Em Tuyến, học sinh lớp 10D, Trường THPT Trần Phú, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hoặc địa chỉ thôn Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh

    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

    Email: quynhanai@dantri.com.vn

    Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 045 100 194 4487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

    Account Number: 045 137 195 6482

    Swift Code: BFTVVNVX

    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

    * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100356359

    Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

    * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100357002

    Swift Code: MSCBVNVX

    Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

    VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


    Nguyễn Định​
     
    bichphuong thích nội dung này.

Chia sẻ trang này