Dễ bị tâm thần nếu sử dụng máy tính nhiều

Thảo luận trong 'SỨC KHỎE' bắt đầu bởi Đặng Tiến, 24/3/12.

  1. Đặng Tiến

    Đặng Tiến
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/1/12
    Bài viết:
    61
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Bác sĩ Thân Thái Phong, ở Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Tâm thần TƯ 1, lưu ý, đối tượng dân văn phòng, công nghệ, hay những người tiếp xúc, sử dụng máy vi tính quá nhiều… rất dễ bị rối loạn tâm thần hay có những tác động mạnh về tâm lý.

    BS Thân Thái Phong (ảnh) cho rằng nghề nào cũng có thể bị các chứng bệnh tâm thần ở các dạng khác nhau.

    “Xã hội hiện đại với những áp lực rất lớn về công việc nên bất cứ nghề nào cũng có người bị các chứng bệnh tâm thần ở các dạng khác nhau”, bác sĩ Phong cho biết.

    [​IMG]

    Những yếu tố biểu hiện sự căng thẳng về tâm lý, căng thẳng về ý nghĩ, căng thẳng về cảm xúc, căng thẳng về hành vi, khó chịu về cơ thể, đau đầu, ăn không ngon miệng… đều là những triệu chứng của rối loạn tâm thần.

    Với những người sử dụng máy tính nhiều trong thời gian quá dài (trên 8 tiếng 1 ngày) khi vì một lý do gì đó mà không được sử dụng máy, hoặc không có máy tính để dùng sẽ dễ rơi vào tình trạng bải hoải, bồn chồn, khó chịu, giống như nghiện game vậy. Trong trường hợp đó người bệnh thường tìm mọi cách để có máy tính để sử dụng thì mới cảm thấy yên tâm.

    "Nếu tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài rất dễ rơi vào trầm cảm, rối loạn tâm thần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc”, bác sĩ Phong nói.

    Ngoài ra, theo bác sĩ Phong, việc dùng lâu bàn phím có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay không đáng có, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng thẳng, kém tập trung chú ý. Thậm chí có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và cả động kinh.

    Khi bệnh ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh (bệnh nhân tự sát) hoặc những người xung quanh (gây hại người khác trước khi tự sát)”, bác sĩ Phong khẳng định.

    PGS.TS Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng, Phó chủ nhiệm bộ môn Tâm thần, ĐH Y Hà Nội cho biết: “Ai cũng bị tâm thần cả”.

    PGS.TS Trần Hữu Bình tư vấn: “Hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Bạn có rơi vào trạng thái luôn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng? Lo lắng, bất an, rất dễ tức giận và nổi nóng? Chán nản, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì? Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân và người khác?... Nếu câu trả lời là “có”, thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần...”.

    Theo Bee
     

Chia sẻ trang này