Gặp nhau hằng ngày mà không biết là anh em

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi hoahuongduong, 22/4/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Chị Hồng vô cùng ngạc nhiên khi biết người mình thường xuyên gặp gỡ và trò chuyện chính là anh ruột đã thất lạc suốt hơn 40 năm.

    Gần 40 năm mất liên lạc, tưởng như anh đã vĩnh viễn nằm dưới nấm mồ cỏ phủ rêu xanh trong thời loạn chiến, thế nhưng khi Lê Văn Sướng (sinh năm 1966, “tự Tèo”, ở Pleiku) trở về đoàn tụ cùng gia đình, ai nấy đều ngỡ ngàng.

    Có một điều làm mọi người vô cùng ngạc nhiên, đó là việc anh Sướng thường xuyên gặp gỡ cô em gái út của mình là chị Lê Thị Hồng (sinh năm 1977, sinh sau khi Sướng thất lạc 2 năm, dạy học ở Trường THCS Chư Gu, huyện Krông Pa) trong nhiều năm, nhưng không nhận ra nhau. Chị Hồng có một đứa con gái học tại trường tiểu học trước xưởng mộc mà anh Sướng làm việc và cũng là bạn thân của vợ chồng chủ xưởng mộc này. Mỗi ngày đưa đón con đi học, chị đều ghé qua, gặp gỡ và trò chuyện với anh trai mình nhưng suốt bao nhiêu năm, họ không hề hay biết quan hệ ruột thịt của mình.

    Đến giờ khi đã đoàn tụ với gia đình, anh Sướng kể lại ngày ấy, thời điểm chuẩn bị giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975), anh cùng với bố mẹ và 8 anh chị em theo đoàn người chạy loạn từ thị xã Pleiku (nay là TP Pleiku, Gia Lai) về huyện Phú Bổn (nay là huyện Ayun Pa). Trên đường đi, Sướng chẳng may bị lạc. Cảnh tượng chạy loạn, dòng người chen chúc, Sướng khóc thét vì bỗng chốc trở thành đứa trẻ “mồ côi”. Năm ấy, Sướng vừa tròn 9 tuổi và đang học lớp 3. Ngay khi phát hiện Sướng bị thất lạc, bố mẹ và các anh chị em của Sướng hốt hoảng chia nhau đi tìm ròng rã 7 ngày trời ở khắp các con suối, trong rừng sâu và trên núi tại 2 huyện Phú Bổn, Krông Pa nhưng không thấy. Bất lực, tất cả người thân đành phải đau đớn gạt nước mắt tạm quên đi nỗi đau vừa đến để lo ổn định cuộc sống qua ngày.

    Tuy nhiên, nỗi đau đáu về đứa con trai kém phận thất lạc trong thời loạn vẫn khiến bố mẹ Sướng không nguôi nhớ thương. Họ vẫn tin, Sướng còn sống và mong mỏi hướng đôi mắt tìm về mình. Bố mẹ và các anh chị em của Sướng quyết định đi một số tỉnh lân cận Gia Lai tìm kiếm, hỏi thăm thông tin về anh nhưng một lần nữa toàn bộ dấu tích đều rơi vào im lặng. Đến lúc ấy, cả gia đình không còn điểm tựa niềm tin. Hai năm sau, bố của Sướng qua đời. Khi làm ma chay và thờ cúng cho bố, ông Lê Văn Ân đã bàn với mấy anh chị em trong gia đình thống nhất lấy ngày giỗ bố làm ngày giỗ cho em trai luôn.
    [​IMG]
    Anh Sướng và ông Ân, anh trai ruột, gặp lại nhau
    sau hơn 40 năm thất lạc.​

    Anh Sướng kể, sau khi bị thất lạc, anh may mắn được một người đồng bào dân tộc Jarai là ông Ksor Ơbưng (trú làng Líp, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa), đem về nhà nuôi, đặt tên theo họ đồng bào cho Sướng là Ksor Lim. Ông Ơbưng có vợ và 2 con gái nhưng không có con trai nên đã xem Lim như đứa con ruột thịt của mình.

    Mãi đến tháng 6/2012, một số anh chị em của ông Sướng tình cờ xem chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, thấy một người đàn ông người dân tộc tên Ksor Lim đang được một người đàn ông ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đến nhận là người thân nhưng không phải.

    Sau khi xem xong, với rất nhiều thắc mắc và hy vọng, chị Lê Thị Loan (em kế của ông Sướng) đã gặp vợ chồng ông Ân và mấy anh em trong gia đình cùng nhau ngồi xem lại chương trình qua Internet. Trong lúc xem, ông Ân và mấy anh chị em đã nhận dạng những điểm giống nhau của Ksor Lim và đem so sánh với Lê Văn Sướng, thấy có nhiều điểm khá giống nhau.

    Gia đình rất vui mừng và phấn khởi nhưng chỉ thắc mắc mỗi một điều, đó là em trai họ là người Kinh nhưng Ksor Lim lại là người đồng bào dân tộc ít người. Dẫu vậy, sau đó mấy ngày, ông Ân và gia đình vẫn thống nhất sắp xếp công việc đi từ TP Pleiku xuống huyện Ayun Pa (khoảng 100 km), để gặp Ksor Lim kiểm chứng thực hư. Khi đi nhận Ksor Lim, họ đã mang di ảnh của bố mẹ và một người anh thứ ba của Sướng.

    Nhận được thông tin có người thân từ TP Pleiku về nhận anh em, Lim đồng ý và rất vui vẻ ở nhà chờ chứ không đi làm như những lần trước. Trước đó, từng có rất nhiều người đến nhưng Lim không nhận vì anh không nhớ chút gì về quá khứ. Khi gặp Lim ở nhà sàn, sau khi chào hỏi nhau, ông Ân mang di ảnh của bố mẹ và em trai thứ ba, rồi hỏi: "Biết ai đây không? Nhớ gì về bố mẹ không? Trong mấy anh chị em ở đây có còn nhớ ai không? Có nhớ gì nhà cửa hồi xưa không?..."

    Tất cả các câu hỏi của mấy anh chị em đều được Lim trả lời: “Không” một cách dứt khoát. Sau đó, Lim cùng với gia đình đãi ông Ân và mọi người bằng bữa cơm thân mật. Trước lúc chia tay ra về, vợ chồng ông Ân có để lại số điện thoại với hy vọng một ngày nào đó Lim sẽ nhớ ra quá khứ và sẽ liên lạc lại.

    Bất ngờ 2 ngày sau, ông Ân nhận được điện thoại của Lim nói rằng: “Em nhớ ra rồi! Nhà mình ngày xưa ở phía sau có một cây mít to, phía trước nhà cũng có một cái cây gì đó to, mát lắm. Nhà mình có sân trước rộng được trám bằng xi măng, em thường được mẹ ru nằm trên võng ngủ trước sân mỗi buổi trưa hè…”. Nghe như vậy, tim ông Ân đập thình thịch như muốn vỡ ra rồi ông mừng rỡ reo lên: “Đúng rồi, cái cây to phía trước nhà mà em nói đúng là cây mít”. Ngay lập tức, ông báo tin vui cho cả gia đình và về lại nhà sàn của Lim với niềm vui sướng và hạnh phúc được dồn nén trong mấy chục năm qua.

    Tại buổi đoàn tụ ở buôn Líp, ba nuôi của Lim, ông Ksor Ơbưng vui mừng kể: “Khi nhặt được nó (Sướng) trong rừng, trên cổ nó có đeo một cái dây, mình đã bứt ra và vứt đi. Tối hôm đó về nhà, nó khóc thét suốt đêm không ăn uống gì cả. Mãi đến mấy tuần liền sau đó, mình đi chăn bò cõng nó theo trên vai mà nó vẫn khóc như vậy.

    Vì không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói gì, nó ốm tong teo, chữa trị kiểu gì cũng không bớt. Sau đó mình cõng nó đến Bệnh viện huyện Krông Pa chữa trị lâu lắm mới khỏi. Sau khi chữa khỏi bệnh, Lim đi học được một thời gian ngắn rồi không chịu đi học nữa mà nói rằng, nhớ con bò quá về chăn bò thôi chứ không thích đi học nữa. Đến năm 18 tuổi, Lim cưới vợ là người đồng bào dân tộc.

    Bây giờ đi trên con đường láng xi măng cùng gia đình, Lim chỉ tay và nói trong sự vui mừng tột độ của các anh chị em: “Ngày xưa đây là con đường đất nè, nhà đây là nhà của thằng bạn em hồi nhỏ nhưng giờ em không còn nhớ tên”. Rồi Lim chỉ vào một ngôi nhà khang trang được xây gần ngôi nhà cũ của bố mẹ và nói: “Trước kia đây là mảnh đất trống, kế mảnh đất trống này chỉ mới có một căn nhà ván, vậy mà bây giờ nhiều ngôi nhà được xây lên khang trang và đẹp quá!”. Bằng nhiều chi tiết, Lim đã nhận ra và có cơ hội đoàn tụ sau nhiều năm xa cách với anh em ruột thịt của mình.

    Theo Gia Đình & Xã Hội
     
    #1 hoahuongduong, 22/4/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này