Hít thở trong tập thể dục

Thảo luận trong 'SỨC KHỎE' bắt đầu bởi hoahuongduong, 4/3/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Các loại hình thể dục (yoga, bơi lội, fitness, chạy bộ, khí công…) đều có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng khi tập luyện, nhiều người thường hít thở không đúng cách nên không đạt hiệu quả, thậm chí có tác dụng ngược.

    Hại tim, phổi do thở sai cách

    Theo HLV Dương Thế Dũng - Trung tâm Starfitness, đối với các môn yoga, bơi lội, fitness, chạy bộ... việc hít thở đúng cách sẽ không làm tăng áp suất trong lồng ngực và thanh quản phải mở. Bởi khi thanh quản đóng sẽ làm áp suất lồng ngực cao hơn áp suất khí quyển bên ngoài, gây cản trở máu về tim. Nhẹ thì gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt; nặng hơn sẽ gây đau ngực, huyết áp và nhịp tim thay đổi.

    BS Lê Văn Vĩnh - HLV CLB khí công TP.HCM cho biết, trong khí công, nếu thực hiện phương pháp thở như: ba thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc bốn thì (hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hít), hoặc thở nghịch… mà không có HLV hướng dẫn thì rất dễ gây "tẩu hỏa nhập ma". Vì khi hóp bụng hít vào, một số khí được dồn lên lồng ngực, lâu ngày gây hại đến phổi.

    Thở đúng = nâng cao tác dụng bài tập + phòng, tránh bệnh

    Thở đúng trong việc tập luyện rất quan trọng và mỗi loại hình thể thao đều có cách thở riêng.

    Yoga: Có nhiều trường phái và các pháp môn khác nhau như Hatha yoga, Sivananda yoga, Vinyasa yoga, Ashtanga yoga… Mỗi môn đều có công dụng khác nhau, tư thế tập khác nhau nên cách thở cũng khác nhau. Nhưng điển hình nhất vẫn là hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi. Trong quá trình thở cần điều chỉnh cơ bụng lúc nào phình ra và lúc nào hóp vào. Cách thở trong yoga rất quan trọng, tốt nhất phải có HLV hướng dẫn, không nên học theo sách mà tự thiền định ở nhà, có khi nguy hiểm.

    Fitness (bài tập thể dục hàng ngày): Cách hít thở này tương đối đơn giản. Hít hơi bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi hít thở, phải tập trung vào vùng ngực, và động tác hít vào phải ưỡn ngực chứ không điều chỉnh bụng như yoga.

    Bơi lội: Trái ngược với hai môn kia, bơi lội hớp hơi trên không bằng miệng nhưng khi thở ra dưới nước phải bằng mũi và miệng. Nếu chỉ thở bằng mũi hoặc chỉ thở bằng miệng sẽ không kịp nhịp thở. Mỗi kiểu bơi lại có cách thở khác nhau.

    Chạy bộ: Hít thở theo nhịp. Hít bằng mũi, thở bằng miệng, hít thở càng sâu càng hiệu quả, mặc dù lúc đầu có thể chưa quen sẽ gây mệt.

    Võ thuật: Là thể loại vận động tốn khá nhiều sức lực. Nguyên tắc thở chung nhất là khi phát lực thì thở ra, còn khi hợp lại thì hít vào.

    BS Lê Văn Vĩnh cho biết, trong khí công chỉ có một phương pháp thở an toàn nhất không gây "tẩu hỏa nhập ma", đó là thở thuận hai thì, sổ tức, không nín hơi, tỷ lệ thở 1 - 1 (thời gian thở vào bằng thời gian thở ra). Cách thở: Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở ra bằng mũi, hóp bụng lại, lưỡi đặt trên vòm họng suốt hai kỳ thở với tiêu chuẩn chậm, nhẹ, sâu, dài, tự nhiên. Phương pháp thở này hiện nay được áp dụng trong trường phái khí công y khoa. Vừa có lợi trong phòng bệnh, chữa bệnh vừa tránh được tác dụng phụ nguy hiểm.

    Khí công Trung Quốc cho rằng, đan điền là huyệt ở bụng dưới (cách rốn 3,5cm), là nơi chứa chân khí có từ thức ăn hoặc luyện tập. Từ đan điền, khí sẽ theo kinh mạch tới nuôi dưỡng các cơ quan, do đó thở đan điền bụng dưới là chìa khóa của trường sinh. Còn theo y học hiện đại, thở bụng dưới rất tốt cho sức khỏe vì cơ hoành lên xuống làm xoa bóp nội tạng bên trong, máu huyết được cung cấp đầy đủ cho các cơ quan, từ đó bệnh ít phát sinh.

    “Tẩu hỏa nhập ma” tức là hỏa khí trong cơ thể, đốt cháy mọi cơ quan và biến thành điên loạn. Còn theo danh từ y khoa, "tẩu hỏa nhập ma" là tác dụng phụ gây ra cho cơ thể, tùy theo mức độ tập luyện mà bị nặng hay nhẹ. Được chia làm ba giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mất ngủ, nhức đầu, mất trí nhớ, ảo giác, tâm thần.

    Giai đoạn 2: Các cơ quan bị tổn thương, trước tiên là hệ tim mạch như tim sẽ đập nhanh, hồi hộp, khó thở, cao huyết áp.

    Giai đoạn 3: Tổn thương toàn bộ cơ thể, dẫn đến hôn mê.
    Theo VnMedia
     

Chia sẻ trang này