Học sinh phải tự trang bị kỹ năng sống

Thảo luận trong 'GIÁO DỤC' bắt đầu bởi Đặng Tiến, 4/4/12.

  1. Đặng Tiến

    Đặng Tiến
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    2/1/12
    Bài viết:
    61
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Gần 150 học sinh đã tham dự buổi đối thoại giữa lãnh đạo sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM với học sinh trung học phổ thông (THPT) diễn ra vào sáng 28.3.[TABLE="class: ImgBoxEmbeddedLeft, width: 0, align: left"]

    [​IMG]

    Gần 150 học sinh đã tham dự buổi đối thoại giữa lãnh đạo sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM với học sinh trung học phổ thông lần 4-2012.
    Ảnh: N.Th


    [/TABLE]
    Buổi đối thoại mang tên “Tiếng nói của học sinh THPT TP.HCM lần 4-2012” nhằm tạo điều kiện cho các học sinh tiêu biểu, cán bộ đoàn của các trường THPT trong và ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi và nói lên những suy nghĩ, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình với lãnh đạo ngành giáo dục. Nội dung trao đổi tập trung vào các vấn đề: suy nghĩ của học sinh trước những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến độ tuổi học trò như an toàn giao thông, trò chơi trực tuyến, trật tự trước cổng trường, chương trình học… Những thuận lợi, khó khăn và băn khoăn của các em về học tập, sinh hoạt, rèn luyện, phát triển kỹ năng, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.Học nhiều kiến thức không biết để làm gì (?)Học sinh Thanh Trúc (trường THPT Trần Hưng Đạo, Gò Vấp) phản ánh việc học quá nặng là do chủ yếu nhồi nhét kiến thức để đi thi. “Quá nhiều môn học chỉ thuần về lý thuyết, nhưng chúng em không biết những kiến thức đó để làm gì vì không thể áp dụng vào đời sống”, Thanh Trúc băn khoăn. Thanh Diệu (lớp 11 trường Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức) lo lắng vì không chỉ nhà trường mà đôi khi cha mẹ cũng bị bệnh thành tích. “Chúng em cũng bị áp lực từ cha mẹ, lúc nào cũng muốn con phải học giỏi nên bắt học thêm nhiều tới mức bị stress”, Diệu nói. Em đề nghị ngành giáo dục nên có những diễn đàn dành cho phụ huynh về vấn đề học tập của con cái. Học sinh Phan Hữu Trí (lớp 11 trường chuyên Trần Đại Nghĩa) cho rằng chương trình hiện nay còn quá ít thực hành, có giờ thực hành thì lại không đủ thiết bị. Thậm chí có một số thầy cô lấy giờ thực hành để dạy lý thuyết (vì không theo kịp chương trình) hay cho bài kiểm tra. Về các môn khoa học xã hội, Trí nhận xét còn nhiều bài quá dài, dàn trải. Đặc biệt môn lịch sử có nhiều kiến thức trùng lắp ở những lớp dưới, bài học có nhiều chi tiết, sự kiện không cần thiết thay vì dành thời gian để học sinh rút ra những bài học lịch sử, bồi dưỡng tình cảm, niềm tự hào về các thệ hệ ông cha. Nhiều học sinh cũng nhận thấy thiết kế môn tiếng Anh bậc trung học phổ thông hiện nay chưa giúp học sinh thực hành tốt các kỹ năng nghe, nói…Nhật Huy (lớp 11 trường Nguyễn Thượng Hiền) đề cao vai trò ứng dụng của môn công nghệ: “Đây là môn học được nhiều bạn yêu thích nhưng số tiết quá ít. Trường em có những cuộc thi sáng tạo như làm tên lửa nước, thiết kế máy móc… được học sinh hưởng ứng rất đông. Làm thế nào có thêm nhiều giờ học mang tính ứng dụng cao như vậy?”.Kỹ năng sống không bao giờ đủ[TABLE="class: ImgBoxEmbeddedLeft, width: 0, align: left"]

    [​IMG]

    Đại biểu học sinh nêu ý kiến với lãnh đạo sở Giáo dục và đào tạo sáng 28.3.
    Ảnh: N.Th


    [/TABLE]
    Một trong những vấn đề được nhiều học sinh quan tâm tại buổi đối thoại là giáo dục kỹ năng sống. Thiếu kỹ năng sống là lý do khiến nhiều bạn trẻ sẵn sàng dùng bạo lực giải quyết những va chạm, hay mâu thuẫn giữa học sinh với giáo viên. Sự thờ ơ, vô cảm ngày càng tăng. Võ Thị Quỳnh Như (lớp 11 trường Lê Quý Đôn) nêu ý kiến: “Nhà trường có quá ít những hoạt động mang tính cộng đồng để học sinh bổ sung các kỹ năng về giao tiếp, sinh hoạt tập thể, phát triển các năng lực suy nghĩ, trao đổi tình cảm…". Em Lê Hoàng Định (trường Lê Minh Xuân) phát biểu: “Các kỹ năng sống rất cần thiết và không bao giờ đủ đối với chúng em. Nhưng hiện nay, nhiều thầy cô chưa chú trọng lồng ghép những nội dung này trong giờ học. Làm thế nào để chúng em được trang bị đầy đủ những kỹ năng đó trước khi vào đời?”. Liên hệ tới môn giáo dục công dân, em Trần Nguyễn Phương Thuỳ (trường THPT Củ Chi) cho rằng môn học này quá trừu tượng, khô cứng và không thiết thực, nên chăng bộ GD&ĐT có sửa đổi cho nội dung gần gũi và dễ thấm đối với các em hơn.Một số học sinh bày tỏ mong muốn được giáo viên quan tâm và tôn trọng các em hơn. Quỳnh Giao (lớp 10 trường Trần Quang Khải) phản ánh tình trạng một số giáo viên có lời lẽ xúc phạm khi học sinh bị lỗi. Điều này không những làm xấu đi hình ảnh của giáo viên mà còn khiến các em bị căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi trầm cảm có thể dẫn đến hành vi vượt quá giới hạn.Nhận xét về những ý kiến của học sinh, bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc sở GD&ĐT, cho rằng mong muốn về việc thêm giờ thực hành, tăng học kỹ năng sống… của các em là rất đáng mừng. Bản thân việc các em có khái niệm về sự thiếu hụt đó, có ý thức đòi hỏi về sự cân bằng giữa học và vui chơi đã là một kỹ năng rồi. Việc suy nghĩ, tư duy về những vấn đề cuộc sống liên quan đến mình, vận dụng điều đã học để xử lý các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè… chính là tự trang bị kỹ năng sống cho mình. Còn theo ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc sở, việc các em phản ảnh chương trình – sách giáo khoa nặng nề có khi là do tâm lý xã hội đặt nặng vấn đề thi cử. Thi tốt nghiệp chỉ kiểm tra học sinh có đạt chuẩn kiến thức trung bình, còn thi đại học hiện nay cũng đã nhẹ nhàng hơn nhiều. Do vậy, ông Chương đề nghị học sinh cũng nên xem lại động cơ học tập của mình.Giám đốc sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn cho biết, đối thoại giữa lãnh đạo ngành giáo dục với học sinh THPT TP.HCM được tổ chức liên tục mỗi năm một lần từ 2009 đến nay. Sở sẽ lắng nghe tất cả các ý kiến của các em, sàng lọc một cách hợp lý để từ đó có hướng chỉ đạo hay đề ra quyết sách cho ngành sát với thực tiễn. Việc đối thoại này cần được làm thường xuyên hơn ở cấp nhà trường, giữa học sinh với ban giám hiệu, hiệu trưởng ít nhất là từng quý hay từng học kỳ.
    DIỆU THUỲ
     

Chia sẻ trang này