(Vietnamnet) - Trẻ ở thành phố đi học được đưa đón chăm chút cẩn thận; còn đường đến trường của nhiều trẻ nhiều nơi khác vô cùng gian khổ, hiểm nguy.Phóng viên Lê Anh Dũng theo chân những em nhỏ trên mọi miền của đất nước cảm nhận sự khác biệt này. Những học trò nhí của trường tiểu học Lý Thường Kiệt (Phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội) được đưa đón tận cổng trường với sự chăm chút của người thân. Gần một trăm học sinh Trường tiểu học Tĩnh Bắc (xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) hàng ngày phải lội qua dòng sông Kỳ Cùng ít nhất 2 lần để đến trường, Vào mùa mưa, nước lên cao toàn bộ số học sinh này phải nghỉ học. Đưa đón tận cổng trường, mẹ của bé gái là học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này còn tận tay gỡ chiếc khẩu trang cho con gái yêu. Bé gái học sinh lớp 1, Trường tiểu học Cửa Vạn (Hùng Thắng, Hạ Long) cũng như những học sinh khác nơi đây hàng ngày phải một mình chèo con thuyền nan mỏng manh đi học. Giống như không ít học sinh ở các thành phố, cậu học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này vẫn đến trường trên chiếc ô tô ấm áp của gia đình. Cùng với những em nhỏ ở bản Phạc Giàng (Xã Hùng Việt, Tràng Định, Lạng Sơn) bé trai này hàng ngày vẫn vượt sông Kỳ Cùng trên chiếc bè nửa chìm nửa nồi để đến lớp mẫu giáo bên kia bờ sông. Không có người lớn đưa đón, không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào trên những chiếc bè này. Đưa con đến tận cổng trường, người cha này vẫn chìa bàn tay theo con tỏ vẻ chưa yên lòng với cậu con trai đang tại Trường TH Lý Thường Kệt (Hà Nội). 14 học sinh tiểu học người H’ Mông ở bản Mu Màn (Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) để đến được trường TH Lũng Cà phải mất gần 2 giờ băng rừng, bám đá bằng cả hai tay. Một học trò ở Hà Nội được đưa đến trường trên chiếc xe sang trọng Những bước nhảy đầy mạo hiểm trên những mỏm đá sắc nhọn của cô trò nhỏ trường TH Lũng Cà trên đường đi học. Được đưa đến tận cổng trường, nam sinh Trường THCS Marie Curie này còn được ông trợ giúp đeo lại chiếc balo trên lưng. Sách vở cầm tay, quần dài vắt vai tránh ướt, hàng ngày những nam sinh trường THCS Đồng Văn (Xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An) phải lội qua 2 con suối đi học. Cũng như nhiều con đường đến trường gian nan trên khắp đất nước, tính mạng những học sinh ở trường TH Hùng Việt luôn bị đe dọa khi vượt dòng Kỳ Cùng hung dữ trên những chiếc bè đơn sơ và không có phương tiện cứu sinh như thế này. Hai bé gái ở Tĩnh Bắc, Lộc Bình, Lạng Sơn hàng ngày phải bám lưng mẹ vượt dòng Kỳ Cùng đến lớp mẫu giáo. Lê Anh Dũng
Chúng ta hãy nhìn vào gương mặt và ánh mắt của các em đang vượt suối, leo núi, băng sông,.. các em rất hạnh phúc, vui vẽ và hồn nhiên. Có bao giờ ta tự hỏi: Thật hạnh phúc khi được là người nghèo không? Không khó để ta nhận ra bao nhiêu nổi ưu tư, căng thẳng trên gương mặt của người giàu. Người giàu mà sống không tình thương thì còn khổ hơn người nghèo. Người nghèo thường cực chứ ít khổ hơn người giàu.
Hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau tạo nên 2 cuộc đơì khác nhau nhưng bên cạnh những khó khăn của các em phải băng sông, vượt suối đi học vất vả như thế này sẽ là 1 vùng trời ký ức tuổi thơ thật là đẹp,thật giản dị và bình yên mà các bạn đồng trang lứa của mình ở nơi chốn đô thị kia sẽ ko bao giờ có được.