Những chiếc phong bì bị từ chối

Thảo luận trong 'GIÁO DỤC' bắt đầu bởi Mây lang thang, 5/1/12.

  1. Mây lang thang

    Mây lang thang
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    53
    Thích đã nhận:
    8
    Money:
    0$
    (Vietnamnet) - Nghe bố mẹ bàn chuyện đi Tết thầy cô, bé Thanh Mai kêu lên: "Cô con không nhận phong bì đâu."... Anh Hoàng Tùng và phụ huynh của lớp được một lần "hụt hẫng" và đầy cảm kích khi chuẩn bị phong bì kỷ niệm cho cô giáo chủ nhiệm của con rất chu đáo, nhưng cô kiên quyết không nhận...

    [​IMG]
    Tết cổ truyền cũng là dịp các thế hệ học sinh tri ân thầy cô​

    "Để con chọn quà Tết cho cô"

    Tết cổ truyền sắp đến nên mấy ngày hôm nay, bé Thanh Mai, học sinh trường tiểu học Tân Mai lại đang ngồi hí hoáy vẽ một bức tranh tặng cô giáo. Nghe bố mẹ bàn đến phong bì cho cô vào dịp Tết, bé Mai kêu lên: “Bố mẹ đừng tặng phong bì cô giáo của con.”

    Nhìn bố mẹ tủm tỉm nói: “Có cô giáo nào lại chê phong bì chứ?”, Mai ngồi kể lể thanh minh: “Thật đấy. Hôm 20/11 vừa rồi có mẹ một bạn lớp con tặng phong bì cho cô nhưng cô không nhận đâu. Mẹ bạn ấy phải cầm về đấy. Cô chỉ nhận bó hoa thôi!”

    Bé Mai cho biết, như đã thành thói quen, ngày lễ nào mỗi bạn trong lớp đều tặng cô một tấm thiệp với những lời chúc riêng.

    Và cuối cùng, bé Mai quyết định: “Để con chọn quà tết cho các cô. Con hiểu tâm lý các cô mà. Cô Tiếng Anh thích trang điểm, cô Mỹ thuật giản dị lắm, cô Âm nhạc cầu kỳ hơn một chút, còn thầy Thể dục thì thích đi giầy…” làm cả nhà không thốt nên lời.

    Chuyện của những phụ huynh của lớp con trai anh Hoàng Tùng, Trường THCS Cầu Giấy cũng cảm động không kém. Trong lớp đều là những gia đình khá giả nên phụ huynh họp nhau, cùng dành cho cô giáo chủ nhiệm nào quà, phong bì, một bó hoa sang trọng. Tất cả được chuẩn bị chu đáo. Nhóm phụ huynh có anh Tùng đến tận nhà cô chúc mừng.

    Nhưng thật bất ngờ, cô giáo từ chối nhận tất cả quà tặng và phong bì. Anh Tùng tâm sự, từ đó, phụ huynh càng thêm kính trọng cô giáo. Ngày lễ đến, phụ huynh thường cùng con làm thiệp kỷ niệm cho cô.

    Những câu chuyện về người giáo viên như của bé Mai hay anh Tùng không phải là hiếm bên cạnh những chuyện về chiếc phong bì được cho là có khả năng điều chỉnh tình cảm thầy trò. Quan sát khi câu chuyện được đưa lên một số diễn đàn, những chiếc phong bì với ý nghĩa sợ con bị “đì”, sợ cô không quan tâm đến con hay muốn cô ưu ái con hơn một chút…thường bị các thành viên khác “ném đá” kịch liệt.

    Anh Thành, phụ huynh bé Mai nói: “Phụ huynh có người khá giả, có người khó khăn. Học sinh có đứa ngoan, đứa hư. Tôi nghĩ, nếu tôi cố làm mọi cách để tốt cho con thì phụ huynh khác có cố không? Chắc là có. Tôi có đua được với người giàu hơn không ? Và lúc đó các con lại là người khổ, các cô đôi khi phải chịu một sức ép vô hình.”

    Đối với nhiều phụ huynh, phong bì là sự thể hiện tình cảm thật lòng của họ, là lời cảm ơn đến cô giáo mà không có sự so bì hơn kém, dày mỏng. Một phụ huynh kể lại "bài học" của chị trên Webtretho: "Mình cũng học tập các mẹ trên này, gửi quà cho các cô ngày tết và các dịp lễ, mỗi 8/3 và 20/11 là các cô nhận quà, còn phong bì nhất quyết trả lại. Tết mẹ cháu cũng mua một hộp bánh và phong bì gửi 3 cô, các cô nhận, có cô gần nhà đến mùng 2 tết lên nhà mình mừng tuổi lại con, còn hai cô đợi đầu năm đi học lại, mừng tuổi xong, gọi mẹ ra một chỗ trả lại phong bì làm mẹ cháu xí hổ gần chết. Thế mới biết không phải cô nào cũng thích nhận quà của phụ huynh."

    Các cô giáo nói gì?

    “Thật lòng, không ai muốn nhận những cái phong bì như là nhận một thông điệp gửi gắm “trăm sự nhờ cô” đâu. Mình cũng nhận được phong bì của phụ huynh vào những dip lễ nhưng không phải ai nào cũng có. Chưa bao giờ mình nghĩ quà tặng của phụ huynh có thể ảnh hưởng đến việc dạy học của mình.”- cô Thanh Hà, một giáo viên trẻ ở quận Hoàng Mai chia sẻ.

    Cô Thanh Hà kể: “Phụ huynh dù là cụ ông cụ bà hay hơn nhiều tuổi vẫn “thưa cô” làm mình rất cảm động. Thích nhất là những tấm thiệp các con tự tay làm và viết lời chúc. Các con viết đáng yêu vô cùng!”.

    Với nhiều giáo viên, món quà có sức lay động nhất và được mong đợi nhất là của học trò. Vậy nên cô giáo Thu Vân, một giáo viên trường điểm ở quận Cầu Giấy- Hà Nội, vật cô nâng niu và luôn giữ trong ví là chiếc thiệp nhỏ xinh của cậu bé 3 tuổi.

    Cô Vân nói: “Trường mình dạy nhiều phụ huynh có chức quyền và có tri thức. Điều mình quý là họ thực sự quan tâm đến việc học hành của con, thường dành thời gian để trò chuyện, hỏi han cô về tình hình của con. Như thế khi con đến lớp là cô đã đỡ cực lắm rồi.”

    Quan tâm đến con và hợp tác với thầy cô là thái độ được nhiều giáo viên mong đợi. Thái Hằng, cô giáo dạy trường quốc tế nổi tiếng ở T.P HCM cảm thấy rất thoải mái khi phụ huynh luôn lắng nghe và sẵn sàng hợp tác với cô giáo, không hề có thái độ “con mình là nhất.” Thái Hằng không muốn nhận quà hay phong bì vì theo cô: ”Mình đi làm, dạy dỗ và chăm sóc các con thì, hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên, mình đã được trả lương cho công sức của mình rồi. Cho nên khi mình cầm tiền của phụ huynh, mình cảm thấy mình đang được trả công vì mình đã thương yêu và coi các bé như con của mình vậy. Mà đó là tình cảm rất thiêng liêng, mình không muốn được nhận tiền cho tình yêu của mình.”

    Thái Hằng chia sẻ, trước kia khi còn dạy trường tư, cô cũng nhận được phong bì của phụ huynh nhưng phần lớn số tiền, cô dành để đầu tư trang trí lớp học. Vì vậy, vui nhất với cô là có những phụ huynh quen thân, thi thoảng ngồi "tám chuyện" hoặc nhận được bịch ổi, bịch cóc ngâm để nhâm nhi..

    Phụ huynh dạy con "kính thầy"

    Không nghĩ chuyện phong bì, quà cáp theo hướng tiêu cực, mỗi năm, chị Thu ( Từ Liêm- Hà Nội) đều dẫn con trai đang học lớp 4 đi thăm một lượt các thầy cô từng dạy con từ mới đến cũ. Chị cùng con đi chọn quà, viết thiệp và giải thích cho bé ý nghĩa của ngày lễ chúc mừng cô, dễ hiểu như ngày sinh nhật làm con hạnh phúc nhất. Mỗi lần như vậy, bé rất háo hức và cảm thấy mình "người lớn lắm" trước sự ngỡ ngàng và xúc động của các cô giáo cũ. Cuối cùng, bé rút ra "kết luận": "Mẹ ơi, mình đi học lớp khác rồi nhưng vẫn nên nhớ đến cô giáo cũ mẹ nhỉ?"

    Trước những luồng quan niệm của người lớn về phong bì, quà cáp có nguy cơ làm lệch lạc suy nghĩ của con trẻ về những ngày lễ, tết thầy cô, nhiều bậc cha mẹ cũng như chị Thu, chọn cách "phủ" lên con những ý nghĩa của ngày này. Có những người chọn cách giấu chuyện mình tặng cô phong bì vì sợ con hiểu sai lệch, ỷ lại vào đồng tiền quá sớm vì họ cho rằng phong bì không phải để mong một sự ưu ái. Có những người giúp con chuẩn bị quà tặng với thông điệp biết ơn...Mỗi một cách như vậy, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ thực sự cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì con không bị ảnh hưởng từ những mục đích của người lớn.

    Vì vậy, chị Ngọc Anh có con học lớp 1 ở quận Từ Liêm tự hào: "Mình đưa con đi thăm cô giáo lớp 1 xong còn hẹn ngày mai sẽ đưa con về thăm cô mẫu giáo. Bé gật gật đầu nói: "Con cũng biết ơn các cô mẫu giáo lắm ạ!"...

    Nhã Uyên​
     

Chia sẻ trang này