Những người trẻ xuyên Việt vì môi trường

Thảo luận trong 'MÔI TRƯỜNG' bắt đầu bởi bichphuong, 18/1/12.

  1. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    SGTT.VN - Họ chọn xe đạp làm phương tiện thực hiện những hành trình dài ngày qua nhiều địa phương trên cả nước nhằm truyền đi những thông điệp bảo vệ thiên nhiên. Bốn chương trình xuyên Việt đã được tổ chức, thu hút hàng ngàn người trẻ vào cuộc…

    [​IMG]
    Thu dọn vệ sinh đường phố, một trong những chương trình hoạt động thường xuyên của C4E. Ảnh: CTV​

    Mùa hè là điểm hẹn, các tình nguyện viên câu lạc bộ Đạp xe vì môi trường (C4E) lại quày quả với balô, xe đạp cho hành trình xa. Ngày 10.7.2011, nhóm bạn trẻ C4E TP.HCM tổ chức lễ xuất quân. Sau đó ba ngày, những chiếc xe đạp của C4E Hà Nội cũng lăn bánh cho hành trình đi dọc Việt Nam với chiến dịch Tiếng nói thanh niên – hãy bảo vệ rừng. Và nhiều hoạt động truyền thông vì môi trường khác đang được thực hiện.

    Nhật ký xuyên Việt

    Một rừng áo xanh, sau xe đạp là những lá phướn mang dòng chữ: Rừng – cái nôi của sự sống, Rừng – giá trị cuộc sống từ thiên nhiên, Phá rừng – huỷ tương lai… Các tình nguyện viên lên đường, kết nối, truyền tải những thông điệp này với cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước. Đinh Linh, một thành viên C4E, tự bạch trên trang mạng c4ehcm.com: “Tôi muốn đi để khám phá, để trải nghiệm, để thử thách... Cố gắng lên nào”.

    Theo những vòng xe đều đặn lăn bánh qua các địa phương dọc miền Trung, những buổi họp mặt với chương trình truyền thông môi trường được triển khai. Mỗi địa danh từ Hàm Cường, Phan Rí, Phan Rang, vườn quốc gia Núi Chúa… đều gắn với những trải nghiệm và những hoạt động vì môi trường. Ở đó, có sự vào cuộc của các học sinh, sinh viên địa phương cho mỗi hoạt động như trồng cây, dọn vệ sinh, vận động người dân không sử dụng túi nilông, tuyên truyền và phát tờ rơi cam kết sống xanh… Mục tiêu đặt ra cho các thành viên là họ không chỉ đóng vai trò “đại sứ” môi trường mà bản thân mỗi người sẽ phải ghi chép, tìm hiểu đặc điểm văn hoá, lịch sử, những nét thú vị riêng của từng vùng miền. Đó là mô hình cho – nhận của chuyến trải nghiệm, để ai nấy cũng thấy trách nhiệm hơn với bản thân, với cộng đồng. “Mỗi ngày đi cả trăm cây số – Nguyễn Thị My Trang, trưởng ban tổ chức chương trình xuyên Việt 2011 của C4E TP.HCM cho biết – và còn phải thiết kế để các thành viên được khám phá, tìm hiểu, cảm nhận cuộc sống, con người Việt Nam tại những vùng đất đi qua, những trải nghiệm không phải ai cũng có và ai cũng dám làm”.

    Kết nối trách nhiệm cộng đồng

    Mô hình đạp xe xuyên Việt vì môi trường ra đời năm 2008 tại Hà Nội từ một đợt phát động trên thế giới ảo. Mỗi năm chương trình có một chủ đề truyền thông riêng, như: Hành trình theo dãy Trường Sơn, Bảo tồn di sản trong thời kỳ biến đổi khí hậu… Đến nay C4E đã quy tụ hàng ngàn thành viên, chủ yếu là người trẻ, tổ chức thành mạng lưới rộng khắp ở các tỉnh thành. Riêng tại TP.HCM có hơn 500 tình nguyện viên.

    Ba tháng một lần, C4E tổ chức một chuyến du lịch xanh bằng xe đạp tới vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ để các thành viên tìm hiểu về đa dạng sinh học. Quy mô nhỏ nhưng tổ chức đều đặn hơn là chiến dịch Cùng đạp xe, cùng chia sẻ. Đó là những buổi họp mặt thu hút khoảng 20 – 30 thành viên, tới các mái ấm, nhà mở tặng quà, tổ chức vui chơi với trẻ em ở đây. Hay sáng chủ nhật hàng tuần, các tình nguyện viên sẽ tới một địa điểm, cùng huy động dân cư dọn vệ sinh khu phố…

    Những ngày TP.HCM se lạnh như thế này cách đây một năm, chương trình Xuân và những vòng xe ra đời từ cuộc hội ngộ đầy nỗi niềm. Đó là chuyến công tác xã hội thực hiện buổi tối, tặng quà cho người già neo đơn bắt gặp trên các chặng đường. Nhóm tình nguyện viên nhận ra hình ảnh lầm lũi của những người quét rác đêm trên đường Võ Văn Tần, Kỳ Đồng… Lân la bắt chuyện, họ nhận ra có những cô chú lao công đã gắn bó 20 – 30 năm với nghề gom, quét rác. Không ai bảo ai, nhóm bạn trẻ xúm xít mỗi người một tay phụ giúp, rồi dài hơi hơn là phối hợp với công ty Dịch vụ công ích, tổ chức các đợt tuyên truyền để người dân không xả rác bừa bãi.

    Mặc dù còn ngổn ngang với các chương trình công tác xã hội nhưng My Trang đúc kết: “Không đề cao lý tưởng gì lớn lao, chỉ mong mỗi thành viên cảm nhận được cho rồi rút ra những bài học, tuỳ chỉnh nếp sống có trách nhiệm hơn”.

    TRUNG DŨNG​

     
    Chi Bảo thích nội dung này.

Chia sẻ trang này