( Saga) - Quay lưng với nghê thuật dân tộc Không biết tự bao giờ và bao lần các trang báo, chương trình nhắc đến sự tuột dốc của nghệ thuật cải lương. Sự rầm rộ phê bình một thời gian rồi các tổ chức như mất dần lời để viết về nó. Thật đáng buồn làm sao, khi một nét văn hóa hàng trăm năm lại dần dần mất đi. Không biết sau vài chục năm nữa nghệ thuật có còn chăng cái hồn của dân tộc hay chỉ là những câu hát sáo rỗng. Những câu hát ấy, hát vang một thời gian ngắn rồi lại chóng quên như người ta ăn cơm hộp; họ ăn xong rồi vứt đi, thế thì chả sao chăng? Họ để lại một đống rác lớn mà cần một thời gian dài để phân hủy, nó phá hủy môi trường như phá hủy tin thần dân tộc thế hệ trẻ sau này. Nhìn kỹ lại phải chăng Cải lương không còn phù hợp với thời đại. Một phần có lẽ thế, Cải lương cần có một sự bức phá để phù hợp với thời đại. và hơn ai hết, đó chính là người nghệ sĩ. Họ phải mang được cái hồn của dân tộc và sức sống của thời đại. Nhưng để giúp họ bảo tồn nét văn hóa dân tộc cần có môi trường để tốt để hoạt động.Thật đáng trách thay các cơ quan truyền thông lại vô tình để cho văn hóa ấy không có cơ hội nữa. Các cơ quan truyền thông như đài truyền hình lại không phát sóng các tuồng Cải lương nữa.khán giả muốn coi cũng không tìm đâu ra để xem nữa. Nếu các đài bỏ ra một giờ hàng tuần để hâm ấm lại các vở tuồng thì ít nhất củng có một vài khán giả xem, hay vô tình đi chăng khi chuyển kênh họ vẫn có thể bắt gặp đôi chút câu hát mượt mà đó. và chính giây phút ấy, khán giả lại được thưởng thức nét văn hóa đã bị lãng quên. Và các em trẻ sau này biết đâu cũng có em có tâm hồn nghệ sỹ nhưng liệu các em đó có được thấy cải lương trên ti vi hay không ? Chúng ta hay đỗ lỗi cho các em là chạy theo thị trường quên tính dân tộc nhưng xem kỹ lại người lớn chúng ta đang có vấn đề, chính chúng ta gieo vào các em sự quên lãng ngay từ nhỏ. Chính vì thế, tôi hy vọng người lớn chúng ta phải chung tay đi đầu trong việc khôi phục lại cải lương bằng tất cả tấm lòng yêu dân tộc.