Nước mặn uy hiếp các tỉnh ven biển Tây

Thảo luận trong 'MÔI TRƯỜNG' bắt đầu bởi hoahuongduong, 8/3/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết hiện tại nước mặn đã lấn sâu vào nội đồng 30-40km, qua các cửa sông Cái Lớn, kênh xáng Rạch Giá - Hà Tiên... với độ mặn dao động 9-21‰.

    Ông Nguyễn Huỳnh Trung, chi cục phó Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, nhận định tình hình xâm nhập mặn tại địa phương này có chiều hướng tăng nhanh so với năm ngoái. Nguyên nhân là do nắng hạn gay gắt cộng với năm qua không có lũ, nước ngọt từ sông Hậu đổ về thấp. “Tuy nhiên, do vụ lúa đông xuân của tỉnh đã thu hoạch gần hết nên diện tích bị thiệt hai do xâm nhập mặn không nhiều” - ông Trung nói.

    Tại Cà Mau, độ mặn đo được trên sông Gành Hào (TP Cà Mau) vào cuối tháng 2-2013 là 28‰ (độ mặn cao nhất đo được năm ngoái là 27‰). Ông Trần Tiến Dũng, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Cà Mau, bày tỏ lo lắng: “Dù hiện nay chưa phải là cao điểm của xâm nhập mặn nhưng độ mặn nhiều nơi đã vượt ngưỡng so với mọi năm”.

    Tình hình xâm nhập mặn tại các địa bàn ven biển của tỉnh Sóc Trăng cũng diễn biến đáng lo ngại. Ở hai huyện Trần Đề và Long Phú, nhiều nông dân ôm giấc mộng trồng lúa vụ 3 để trở thành “triệu phú” đang lâm vào cảnh điêu đứng. Đưa mắt nhìn đám ruộng gần 20 công sắp làm đòng nhưng đã bị cháy gần hết lá do thiếu nước ngọt, ông Nguyễn Sáng (ấp Trường Thọ, xã Trường Khánh, huyện Long Phú) nói: “Kết thúc vụ lúa đông xuân 2012-2013, Phòng nông nghiệp huyện có khuyến cáo năm nay mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, nhưng tui không ngờ nó đến sớm như vậy. Mọi năm, bà con xã này vẫn làm lúa vụ 3, năng suất cao ngất, đâu thảm như năm nay. Mùa nông nhàn, không trồng lúa kiếm thêm thu nhập thì chẳng biết làm gì nữa”. Hiện ở hai huyện Trần Đề, Long Phú có hàng trăm nông dân rơi vào tình cảnh như ông Sáng, tổng diện tích lúa bị thiệt hại trên 4.000ha.

    Theo ông Trần Văn Thanh - phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Sóc Trăng, tỉnh đang yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp khoan giếng trái phép để lấy nước ngọt tưới lúa. “Cách đây bốn năm, do mặn xâm nhập đe dọa lúa vụ 3 nên nông dân nhiều địa phương khoan giếng nước ngầm lấy nước ngọt để cứu lúa. Trước áp lực thiếu nước ngọt, nếu không có giải pháp ngăn chặn thì tình trạng khoan giếng trên ruộng lúa sẽ xảy ra, khi đó việc khắc phục sẽ rất nhiêu khê” - ông Thanh phân trần.

    Theo Tuổi trẻ
     

Chia sẻ trang này