Tiến sĩ Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh: Lời cảnh báo xót xa

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi thanhthao78, 26/3/12.

  1. thanhthao78

    thanhthao78
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    9/1/12
    Bài viết:
    257
    Thích đã nhận:
    41
    Money:
    0$
    GiadinhNet - Theo các nghiên cứu xã hội học thì hiện tượng tự sát mang tính cá nhân nhưng nguyên nhân xuất phát của nó lại do tác động xã hội đưa đến.

    Trước thực trạng đáng báo động về nạn tự tử ở giới trẻ, đâu là giải pháp giúp các bậc cha mẹ, thày cô ngăn ngừa những sự việc đau lòng có thể xảy ra. PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh - giảng viên Đại học Công đoàn Hà Nội xung quanh vấn đề này.


    [​IMG]

    Cha mẹ cần hết sức quan tâm tới con em mình, đặc biệt trong giai đoạn 13- 18 tuổi. Ảnh chỉ mang tính minh họa.​


    Hãy chia sẻ với con


    Đánh giá dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, bà nhìn nhận thế nào về sự gia tăng các vụ tự tử của giới trẻ thời gian gần đây?


    - Hiện tượng tự sát trước đây thường chỉ là những sự vụ cá nhân; Nhưng bây giờ nhiều trường hợp đã là hiện tượng tập thể. Phần lớn rơi vào nhóm người ở lứa tuổi vị thành niên hoặc gọi chung là giới trẻ. Nguyên nhân chủ yếu như: Yêu nhau mà bị cấm đoán, con cái hỗn hào bị cha mẹ mắng, chán sống cảm thấy cuộc đời vô vị - bị chèn ép - bon chen dẫn đến stress nặng. Cũng không ít kiểu tự tử xuất phát từ những nguyên nhân rất vô lý mà xã hội, người thân không can thiệp kịp như "rủ nhau tự tử cho vui", đi chơi làm rơi mất 50 nghìn đồng cũng tự tử, người yêu không cho hôn cũng tự tử...


    Theo các nghiên cứu xã hội học thì hiện tượng tự sát mang tính cá nhân nhưng nguyên nhân xuất phát của nó lại do tác động xã hội đưa đến.



    Đây là hiện tượng có đáng lo ngại không, thưa Tiến sĩ?


    - Cách đây khoảng 3 năm, vụ tự sát tập thể đầu tiên của giới trẻ là 5 học sinh nữ ở Hải Dương cùng buộc tay nhau nhảy xuống sông. Dư âm sự việc đó khiến dư lụân chưa hết hoang mang thì tuần qua chúng ta lại chứng kiến câu chuyện đau lòng về 3 nữ sinh ở Trường THCS Phan Chu Trinh- Đắk Nông cùng nhau tìm đến cái chết. Bức thư để lại với nguyên nhân quá đơn giản khiến chúng ta không thể tưởng tượng nổi là vì thế mà các em kết liễu cuộc đời!



    Đây là một trong những vấn nạn đáng báo động của xã hội, đặc biệt nó lại rơi vào nhóm người trẻ - vốn là nhóm chủ chốt của xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội trong tương lai. Nếu các em có những suy nghĩ lệch lạc, đi ngược lại với quy luật phát triển, tự hủy hoại giá trị, năng lực của bản thân mình thì đó là điều rất đáng tiếc.



    Trở lại sự việc đau lòng vừa xảy ra khi 3 em gái tự tử để được "chết cùng nhau", theo bà, nguyên nhân nào dẫn đến hành động bồng bột ấy?


    - Tôi ngờ rằng hai trường hợp tự sát tập thể ở Hải Dương trước đây và ở Đắk Nông vừa qua là do các em thiếu sự chia sẻ với những người có trách nhiệm, mà trực tiếp là gia đình.


    Cha mẹ cần hết sức quan tâm tới con em mình, đặc biệt trong giai đoạn 13- 18 tuổi. Hãy để ý đến động thái hàng ngày cũng như là tâm tư nguyện vọng của các em. Nếu thấy có biểu hiện bất thường hay những suy nghĩ tiêu cực thì phải kịp thời tìm hiểu, đưa ra giải pháp kịp thời. Chắc chắn các em gái trước khi quyết định kết liễu cuộc đời sẽ có những biểu hiện bất thường cho dù là nhỏ nhất.



    Nhưng vấn đề ở chỗ: Có thể gia đình bận rộn công việc, đơn giản hóa vấn đề, có thể do chủ quan mà không lường trước kết cục bi thương như vậy. Điều đó thể hiện rằng họ chưa thực sự quan tâm, tôn trọng chính con em mình, khiến các em cho rằng mọi người không cần sự xuất hiện của mình nữa!?


    Các em gái rất dễ bị tổn thương


    Dường như các em nữ ở nhóm có nguy cơ cao dễ quyên sinh hơn các em nam, thưa Tiến sĩ?


    - Phần lớn các em gái trong độ tuổi này đang dậy thì. Các em thường có tâm lý hay xấu hổ, ngượng ngùng, có lòng tự trọng rất cao. Do đó một vài lời nói, hành động của người khác dễ làm các em cảm thấy bị tổn thương- Đó chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ tự tử của các em nữ cao hơn các em nam.


    Trạng thái tâm lý của các bạn nam trong nhóm tuổi này lại khác. Với các chàng trai đến tuổi trưởng thành thì rất thích thể hiện, thích khẳng định mình, do đó tính ích kỷ rất cao. Nếu có những lời nói, hành động phủ nhận năng lực, coi thường con người của các em cũng sẽ dồn các bạn trai vào trạng thái ức chế, bực bội, hằn học vì mình không được thể hiện cái tôi. Sự bất mãn đó cũng dễ khiến một số em tự tử.


    Một điều thật sự cảnh tỉnh cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ là: Hãy thật sự tôn trọng, quan tâm đến trẻ hơn nữa để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em có sức khoẻ, tinh thần lành mạnh...


    [​IMG]

    Lứa tuổi mới lớn, các em rất dễ bị tổn thương, dễ có những hành vi khó kiểm soát.

    Giai đoạn "nhạy cảm"


    Song song với gia đình còn có nhà trường - nơi phần nhiều thời gian các em sinh hoạt ở đó. Chẳng lẽ nhà trường không có "trách nhiệm" gì sau những vụ việc thương tâm xảy ra?


    - Nhà trường gần như song hành với gia đình và xã hội. Đây là nơi đáng lẽ ra phải cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về kỹ năng sống. Nhưng theo cá nhân tôi, ngay từ cấp 1, nhiều bài giảng cho trẻ đã xa rời thực tiễn. Ví dụ như trước đây trong các bài tập chép bao giờ cũng lồng ghép những câu, hình ảnh liên quan đến nhân cách đạo đức của con người- Điều này cho các em học sinh thấy được ý nghĩa của cuộc sống, giá trị của bản thân.



    Trong khi những bài giảng bây giờ có không ít câu tập chép rất buồn cười,vô nghĩa như: "Sáng em ngủ dậy, bà ngoại thổi xôi cho em ăn. Xôi rất ngon"... Hiện nhiều trường đã cố gắng lồng ghép những tiết dạy về kỹ năng sống cho các em, tuy nhiên chưa nhiều!



    Vậy đâu là giải pháp có thể giúp các em đủ bản lĩnh để vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý, thưa bà?


    - Gia đình vẫn là yếu tố đầu tiên. Cha mẹ hãy là những người bạn tốt, quan tâm đến thay đổi, suy nghĩ của con.


    Nếu bỗng nhiên trẻ trầm lắng, ít nói chuyện thì phải tìm hiểu, giải quyết khúc mắc cho con. Giai đoạn "nhạy cảm" nhất kéo dài suốt từ cuối cấp 2 đến đầu cấp 3 - Đó là giai đoạn mà tính tự trọng của các em rất cao. Các em thích thể hiện, khẳng định mình và cái tôi cũng quá lớn. Bên cạnh đó, không ít gia đình trẻ lại dạy con theo "xu hướng hiện đại"với chủ trương: Để trẻ tự quyết, trong khi đó bố mẹ lại không có sự hướng dẫn, quan sát, khuyên răn con.


    Cùng với gia đình,nhà trường cần phải giáo dục, tăng cường trang bị cho các em kỹ năng sống. Dạy cho các em biết thế nào là tôn trọng, yêu thương, thông cảm, sẻ chia. Ý thức được những giá trị cơ bản đó của cuộc sống, các em sẽ nhận thức và bản lĩnh hơn nhiều khi gặp bất kỳ khó khăn nào!


    - Trân trọng cảm ơn bà!







    4 nội dung cần dạy trẻ

    Có 4 nội dung chủ yếu mà cha mẹ cần dạy bảo trẻ. Đó là: Giáo dục về đạo đức, văn hóa, giới tính và hướng nghiệp. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng có sự hiểu này. Quay cuồng kiếm tiền khiến nhiều bậc cha mẹ không có nhiều thời gian ở bên con. Nhiều gia đình lại cưng chiều con thái quá. Chính vì thế nên khi cha mẹ có nặng lời một chút cũng gây cho con sự bức xúc, bởi chúng đã quen được nuông chiều. Sự tự ái lên đến đỉnh điểm dễ dẫn đến hiện tượng tự tử.

    Ở lứa tuổi này, các em có xu hướng hình thành nhóm bạn thân cùng chung sở thích, chung chí hướng, có thể chia sẻ với nhau mọi điều. Nhóm đồng sở thích này bao giờ cũng chiếm lĩnh tình cảm của giới trẻ nhiều nhất, các em thích tham gia và dễ cuốn theo.
    Một vấn đề nữa rất quan trọng là thế giới ảo trên mạng, trên các bộ phim truyền hình…Các em quá mê đắm với những nhân vật, hình ảnh đẹp đẽ trong thế giới ảo nhưng khi quay lại đời sống thực thì không thể tìm được những thứ như thế. Các em trở nên chông chênh. Khát khao mà không thành hiện thực, lâu dần khiến các em mệt mỏi, chán nản và muốn tự sát…


    TS Đỗ Thị Vân Anh



    Lã Xưa (thực hiện)
     
  2. maitruclinh

    maitruclinh
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    26/3/12
    Bài viết:
    1
    Thích đã nhận:
    0
    Money:
    0$
    Áp lực đã cuốn những trẻ em tự tử, học hành phụ huynh ko chịu hiểu thể lực trí lực của con em mình, chỉ biết nhồi nhét, mỗi trẻ để có giới hạn chịu đựng, BA MẸ luôn mong mỏi con mình thành tài, rạng danh, nhưng ko hiểu và lắng nghe xem con cái đang nghĩ gì làm gì, dòng chảy của trào lưu trường điểm, quốc tế đã đè nặng lên nhưng khối óc trong sáng kia nhiều áp lực. Cuộc đời với nhiều áp lực ức chế nếu không vững tâm ức chế sẽ khiến con người quẫn trí càng bước càng đến ngõ cùng tối tăm không lối thoát và đi đến việc tự tử.
    Nhưng tự tử ko giải quyết được gì càng làm gia đình thêm đau lòng, cuộc sống xô đầy con người theo dòng chảy của tiền tài địa vị....và mờ nhạt dần cái tình...thật đáng bùn...sao ko cùng nhau san sẻ, sao ko bên nhau vượt qua khó khăn, sao ko lắng nghe con đang nghĩ gì...
     

Chia sẻ trang này