Một nhà tài phiệt Mỹ vừa mua về bức “Tiếng thét” của hoạ sĩ người Nauy Edvard Munch với mức giá 120 triệu đô (tương đương 2.503 tỷ VND) để người Mỹ có thể chiêm ngưỡng tận mắt tác phẩm kinh điển của nền mỹ thuật đương đại. Những hàng dài khách tham quan đứng trước bức tranh nổi tiếng “The Scream” của hoạ sĩ người Nauy Edward Munch ở Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại ở quận Manhattan, thành phố New York đã cho thấy phần nào mức độ nổi tiếng của bức tranh này trong lịch sử hội hoạ. Bức tranh được trưng bày tại New York từ cuối tháng 10 và sẽ dành để công chúng chiêm ngưỡng trong 6 tháng trước khi quay về với bộ sưu tập cá nhân của nhà tài phiệt. Hoạ sĩ Edward Munch từng vẽ một chùm tranh 4 bức với tên gọi “The Scream of Nature” (Tiếng thét của tự nhiên). Mỗi bức trong chùm tranh là một sự thử nghiệm của Munch về chất liệu sáng tác. Bức số 1 vẽ năm 1893 với chất liệu màu keo trên giấy bồi Bức số 2 vẽ năm 1895 với chất liệu phấn màu trên giấy bồi. Đây cũng là bức đang được trưng bày tại triển lãm ở New York Bức số 3 vẽ năm 1910 với chất liệu màu keo trên ván gỗ Bức số 4 vẽ năm 1893 với chất liệu màu sáp trên giấy bồi Tác phẩm đang trưng bày tại viện bảo tàng ở New York cho tới nay là bức tranh duy nhất lọt vào tay của một nhà sưu tập tư nhân và cũng là bức duy nhất cho tới nay được đem ra ngoài biên giới Nauy. Ba bức còn lại hiện đều nằm trong các bộ sưu tập của những viện bảo tàng lớn của Nauy như Viện bảo tàng quốc gia hay Viện bảo tàng Munch. Hồi tháng 5 vừa qua, nhà tài phiệt người Mỹ Leon David Black đã mua được bức tranh này với giá 120 triệu đô la. Đây là con số kỷ lục mới được xác lập trong ngành đấu giá tranh nghệ thuật. Trước đây kỷ lục này thuộc về bức “Nude, Green Leaves and Bust” (Khoả thân, lá xanh và bầu ngực) của Pablo Picasso với mức giá 106,5 triệu đô la. Giá bán kỷ lục một bức tranh của Munch trước đây mới dừng lại ở mức 38 triệu đô la. Sự kiện lần này được coi là một bước nhảy vọt mới cho thương hiệu Edvard Munch. Chùm tranh “The Scream” được mệnh danh là “chân dung tâm hồn”, là “khuôn mặt thách thức các chuyên gia tâm lý”, trong đó, hoạ sĩ khắc hoạ một khuôn mặt người méo mó với hai bàn tay ôm lấy mặt, mắt và miệng mở to. Cảnh nền là một cõi hỗn mang tựa như trong cơn ác mộng. Tác phẩm này về sau trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật khác bao gồm cả mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình, thiết kế… Và “The Scream” được coi là một trong những biểu tượng nổi bật của nền văn hoá pop. Chú bé Kevin trong Ở nhà một mình có điệu bộ “nhái” lại bức “The Scream” Nhà văn Arthur Janov đã yêu cầu dùng bức “The Scream” để làm hình minh hoạ cho cuốn The Primal Scream của ông Một tác phẩm tranh copy trên lụa của hoạ sĩ Andy Warhol Theo Dân trí