Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ xuất hiện tại Việt Nam

Thảo luận trong 'SỨC KHỎE' bắt đầu bởi hoahuongduong, 21/5/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới đây tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi ở Tiền Hải, Thái Bình, trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".

    Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau sưng nề ở cẳng tay trái và lan ra khắp cánh tay và lên vai. Sau 10 ngày điều trị, anh thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia để ghép da.

    Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 12/4 có các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống với các ca nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Aeromonas hydropila. Vì anh đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm không thấy sự hiện diện của vi khuẩn này.
    [​IMG]
    Một bênh nhân bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydropilia...​

    Từ năm 2009 đến nay, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca nhiễm trùng huyết do khuẩn Aeromonas hydropila. Chúng gây hoại tử nhanh chóng các tổ chức viêm nên được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người".

    Thời gian gần đây tại Mỹ cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn "ăn thịt người" này. Không ít người đã bị cắt cụt chân, tay, thậm chí có cả trường hợp tử vong. Chứng bệnh khiến nhiều người hoảng sợ.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các trường hợp ở Việt Nam nhiễm Aeromonas hydropilia nhập viện có biểu hiện đặc trưng hoại tử vùng cổ, ngực, chân tay… Tuy nhiên, đây không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ.

    Theo bác sĩ Cấp, Aeromonas là họ vi khuẩn gram âm, nằm trong họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên, thường có trong môi trường nước bề mặt và thường gây bệnh cho các loài cá, tôm, động vật lưỡng cư. Đôi khi Aeromonas hydrophyla gây bệnh cho người. Trên thế giới, hàng năm rải rác vẫn có những trường hợp viêm mô mềm và nhiễm trùng huyết do khuẩn này.

    Nó thường gây 3 thể bệnh chính gồm: Tiêu chảy do uống nước nhiễm bẩn khuẩn này; Nhiễm trùng đường mật và huyết ở bệnh nhân xơ gan; Viêm mô mềm hoại tử, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết ở người khỏe mạnh có vết xây xát, tiếp xúc với nước bẩn, bùn có khuẩn này. ​

    Bác sĩ Cấp khuyến cáo, tuy ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila là thể bệnh rất nặng. Trước đây, tỷ lệ tử vong có thể tới gần 100%, ngày nay nhờ những tiến bộ về hồi sức mà có thể hạn chế được phần nào hậu quả. Trong 10 ca được ghi nhận trong 2 năm 2010-2011 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ có 3 ca được cứu sống, 7 ca còn lại đều tử vong.

    “Đây là bệnh lý hiếm gặp nên người ta ít nghĩ đến nguyên nhân này, vì thế dễ bỏ qua. Trong khi đó, bệnh diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh sẽ có đáp ứng tốt. Dù khỏi người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức”, bác sĩ Cấp cho biết.

    Bên cạnh đó, yếu tố lây nhiễm vi khuẩn này vẫn chưa được xác định trong các bệnh nhân tại nước ta. Trong 10 ca mắc trên có 7 bệnh nhân không xác định được yếu tố phơi nhiễm. 3 trường hợp còn lại được xác định do tiếp xúc với nước bẩn và ăn hàu sống. Cụ thể, một bệnh nhân lội cống nước thải, một người làm ở khu vực nước ngâm bè tre nứa, một bị ngạnh cá làm rách da và có ăn hàu sống.

    Một số người có những xây xát rất nhỏ trên da nên khi tiếp xúc nước bẩn không để ý bị nhiễm từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào. Vì thế, để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nhất là khi trên cơ thể có vết xây xát. Những người phải làm việc thường xuyên trong môi trường nước bẩn, nên có trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có dấu hiệu sưng nề, hoại tử ở vùng có vết thương sau khi tiếp xúc nước bẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

    Theo VnExpress
     
    #1 hoahuongduong, 21/5/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này