Vợ chồng bệnh binh nghèo nuôi 5 con vào Đại học

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi thanhthao78, 20/3/12.

  1. thanhthao78

    thanhthao78
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    9/1/12
    Bài viết:
    257
    Thích đã nhận:
    41
    Money:
    0$
    GiadinhNet - Có ai ngờ tại chính mảnh đất gian khó Vĩnh Tiến (xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một bệnh binh nghèo cùng vợ nuôi lớn năm người con vào Đại học.


    [​IMG]

    Vợ chồng ông An bà Cúc


    Cuộc sống cơ cực nơi vùng quê nghèo

    Vùng quê Thạch Bàn được ví như một góc trời nghèo đói bởi cảnh ruộng chua, nước mặn và những đồng muối bị bỏ hoang bởi công sức con người bỏ ra cao hơn gấp nhiều lần giá thành của sản phẩm muối. Hơn ai hết vợ chồng bà Nguyễn Thị Cúc (56 tuổi) và ông Đồng Sĩ An (62 tuổi) đều sinh ra lớn lên ở nơi này, họ đã thấm thía bao nỗi vất vả cơ cực.

    Ông An tâm sự, ông đi bộ đội từ năm 1971, từng tham gia Chiến dịch giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1976 về phép cưới vợ, đến năm 1988 phục viên trở về trong tình trạng sức khỏe ốm yếu của một bệnh binh.



    Tuy vậy, vừa chân ướt chân ráo về quê ông phải đi làm thuê, cuốc mướn nuôi con. Năm 1994 ông được bà con tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân dân xã làm chức xã đội trưởng. Với mức trợ cấp ít ỏi, ông tranh thủ thời giờ chăn nuôi thêm gà, vịt.

    Còn đối với bà Cúc thì ngoài nghề làm muối, suốt ngày bà còn phải ngâm mình dưới con nước mặn cửa Sót đục sò, cào hến hoặc phơi lưng trên cồn cát trắng đào cây cỏ cú, sài hồ mỗi ngày chỉ kiếm được từ 20 - 40 ngàn đồng. Không những thế bà còn vào tận Bình Dương, Bình Định đi làm nghề phụ nề, đi làm thuê nấu ăn.

    Đất trời không phụ lòng người

    Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, quần quật quanh năm bên đồng chiêm muối mặn để kiếm đủ cái ăn, cái mặc đã càng khó nói chi đến chuyện làm nhà, làm cửa, nuôi con ăn học đầy đủ. Vậy mà, hơn 33 năm trời đằng đẵng trôi qua, kể từ năm 1979 - ngày ông An bà Cúc sinh người con gái đầu lòng rồi lần lượt bốn người con tiếp theo họ đã làm đủ mọi nghề âm thầm, lặng lẽ nuôi cả năm đứa con vào Đại học.

    Trên khuôn mặt người làm cha làm mẹ ấy in hằn bao nỗi vất vả nhưng đẩt trời không phụ lòng người. Bà Cúc chia sẻ: “Tới bây giờ chính bản thân tôi cũng không tin vì sao lại nuôi nổi năm đứa con trưởng thành. Nếu chỉ chắt chiu đồng tiền kiếm được hằng ngày thì làm sao đủ, vợ chồng tôi mạnh dạn vay vốn ưu đãi cho sinh viên tại Ngân hàng Chính sách và vay lãi ngoài để có tiền cho con ăn học.



    Lần lượt như thế, người con đầu lòng là Đồng Thị Nhàn (Sinh năm 1979) học ĐH Nhân văn TP Hồ Chí Minh, tiếp đến là Đồng Phan Hoàng (SN 1981) học Học viện Biên phòng, Đồng Thị Hoa (SN 1988) học Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM, Đồng Thị Hương (SN 1989) học ĐH luật TPHCM đều đã tốt nghiệp và có công tác ổn đinh.



    Sau cùng là Đồng Thế Bảo (SN 1992) đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Luật TPHCM. Mặc dù khoản nợ vẫn còn nhưng nhìn các con ăn học thành tài vợ chồng vợ chồng tôi có chịu khổ bao nhiêu cũng được”.


    [​IMG]

    Bà Cúc tranh thủ chăn nuôi thêm gia cầm để kiếm thêm thu nhập


    Suốt đời vì con

    Quay lại việc học của con mình bà Cúc tâm sự, cũng có lúc vợ chồng bà dự định cho con nghỉ học vì quá khó khăn. Đặc biệt, thời điểm em Hoa và em Hương thi đậu Đại học cách nhau năm một, đứa đỗ năm 2010, đứa lại đỗ năm 2011.

    Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên là năm 1979 năm bà sinh cô con gái đầu lòng Đồng Thị Nhàn đúng lúc xuất hiện cơn lũ dữ chưa từng có làm cho con đê bao làng muối bị vỡ nhiều nơi. Năm 1989, khi bà sinh cô con gái thứ ba Đồng Thị Hương vừa được một tháng thì cơn lũ kinh hoàng quay lại cuốn đi nhiều đoạn đê bao và cướp đi những diện tích đồng muối sót lại trong đó có 1,5 sào muối khoán và tất cả những gì có thể có được trong nhà.

    Vất vả nhất phải kể đến năm bà sinh anh Đồng Phan Hoàng. Bởi lúc anh Hoàng sinh ra chỉ nặng 1,5 kg, nhưng chưa đầy tháng bà Cúc phải đi làm thuê, làm mướn, chắt chiu từng giọt sữa nuôi anh. Vậy mà dần dần anh Hoàng cứ cứng cáp lên rồi đến trường đến lớp học hành chăm chỉ. Anh Hoàng cón được mệnh danh là con rái cá bởi hễ rời cặp sách là anh lại ra cửa sông bắt cá và đã xuống nước là bắt được cá bán.

    Khác với bốn chị, em trong gia đình, con đường vào Đại học của anh Hoàng có phần muộn hơn. Tốt nghiệp PTTH vào loại khá, nhưng vì hoàn cảnh nghèo anh đành tạm gác lại giấc mơ thi vào Đại học để tham gia nghĩa vụ quân sự.



    Sau gần hai năm trưởng thành trong môi trường quân đội anh cảm thấy thời điểm này là điều kiện thích hợp nhất để ôn thi vào Học viện Biên phòng, đỡ tiền ăn học cho cha, mẹ. Hiện anh đã ra trường mang trên vai quân hàm Trung úy trở về quê công tác.

    Nay mặc dù đã ở độ tuổi lục tuần, vợ chồng ông An vẫn chăm chỉ làm lụng, bà Cúc còn dự định vào Bình Dương làm phụ hồ, để lấy tiền nuôi đứa con trai út học Đại học để thỏa nguyện ước mơ của mình.

    Minh Tâm
     

Chia sẻ trang này