Nạn đói tồi tệ tại vùng Sừng Châu Phi

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi Cỏ Mực, 23/12/11.

  1. Cỏ Mực

    Cỏ Mực
    Expand Collapse
    Moderator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    47
    Thích đã nhận:
    12
    Money:
    0$
    (Báo Đất Việt)-Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong suốt 60 năm qua tại Đông Phi đang làm ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 11 triệu người. Liên Hợp Quốc đã tuyên bộ nạn đói xảy ra ở khu vực này. Những trại tỵ nạn vốn đã đầy chật người tại Kenya và Ethiopia vẫn phải tiếp tục phải đón thêm khoảng 3.000 người mỗi ngày. Đây là những nạn nhân phải tháo chạy khỏi những vùng bị mất mùa và bị chiến tranh tàn phá.

    Nguồn nước và thực phẩm cung cấp cho hàng triệu người ở vùng Sừng Châu Phi đã bốc hơi nhanh chóng buộc hàng ngàn người còn đủ khỏe mạnh phải di cư hàng ngàn km để tới các trại tỵ nạn. Phần lớn trong số họ phải đi bộ và đối mặt với cái chết rình rập mỗi ngày.

    [​IMG]
    Mihag Gedi Farah – 7 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Trọng lượng của cậu bé chỉ là 3,4kg. Mihag Gedi Farah cùng mẹ đang ở tại bệnh viện của hội cứu trợ quốc tế ở Dadaab, Kenya. Liên Hợp Quốc sẽ vận chuyển lương thực cứu trợ tới đây bằng đường hàng không do con đường bộ qua Somalia đã trở nên quá nguy hiểm. Việc này đã tạo ra “con đường chết” – con đường bộ dài 10.000 km dẫn tới các trại tỵ nạn, nơi mà không ít người đã gục ngã. Nguồn ảnh: AP Photo/Schalk van Zuydam.​

    [​IMG]
    Phụ nữ và trẻ em trong trận bão cát tại Wajir. Một vùng rộng lớn ở Đông Phi, bao gồm Kenya và Ethiopia thường xuyên phải gánh chịu hạn hán. Nguồn ảnh: Reuters/Jakob Dall/Danish Red Cross.​


    [​IMG]
    Kadija Ibrahim Yousef – 67 tuổi đang cố gắng dựng lều ở trại tỵ nạn Hagadera, Kenya. Bà tới từ Somali. Nguồn ảnh: Oli Scarff/Getty Images.

    [​IMG]
    Một người Somali đang lấy nước tại trại tỵ nạn Dadaab. Với tổng số người lên tới 370.000, Dabaab là trại tỵ nạn lớn nhất trên thế giới. Theo tính toán, trại tỵ nạn này chỉ đủ chỗ chứa 90.000 người. Theo hiệp hội Bác sỹ không biên giới, số lượng người cố gắng tới được Dabaab vẫn đang tăng lên và nơi đây sẽ là ngôi nhà cho khoảng 450.000 người trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Roberto Schmidt/AFP/Getty Images.

    [​IMG]
    Một bà mẹ đang trải qua bài kiểm tra tình trạng suy dinh dưỡng ở gần Lodwar, Turkana, Kenya. Nguồn ảnh: Reuters/Kate Holt/UNICEF
    .
    [​IMG]
    Cậu bé 4 tuổi Luli Nunow đã bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Hiện tại, cậu bé đang được điều trị tại bệnh viện Medecins Sans Frontieres ở Dadaab. Medecins Sans Frontieres đã điều trị khoảng 7.000 trẻ em suy dinh dưỡng tới từ các trại tỵ nạn gần đó. Nguồn ảnh: Phil Moore/AFP/Getty Images.

    [​IMG]
    Một cậu bé Somali nhặt củi bên ngoài trại tỵ nạn Ifo. Nguồn ảnh: Oli Scarff/Getty Image.

    [​IMG]
    Những người tới từ Somalia đứng xếp hàng trước hai lều trại thức ăn ở trại tỵ nạn Kobe ở miền nam Ethiopia. Chính phủ Ethiopia cùng các tổ chức phi chính phủ đã đón tiếp 25.000 người tại đây dù cho khu trại tỵ nạn này mới được lập nên cách đó 3 ngày. Nguồn ảnh: Roberto Schmidt/AFP/Getty Images.​

    [​IMG]
    Một phụ nữ đợi khẩu phần thức ăn ở Lolkuta, Wajir. Chương trình lương thực của tổ chức lương thực thế giới đang chuẩn bị đưa hàng cứu trợ vào thủ đô Mogadishu của Somali. Tuy nhiên nỗ lực này đã bị hủy bỏ vì không đủ giấy tờ cho phép. Theo ước tính, khoảng 1/3 dân số Somalia (3,7 triệu người) cùng 1 triệu người ở Djibouti, Ethiopia, Kenya và Uganda đang đứng trên nguy cơ chết đói. Nguồn ảnh: Simon Maina/AFP/Getty Images.

    [​IMG]
    Công nhân cứu hộ chụp xác một con lạc đà đã chết ở Wajir. Kể từ khi đợt hạn hán xảy ra ở vùng Sừng Châu Phi, bộ máy cứu trợ của quốc tế đã chạy hết tốc lực để cung cấp hàng hóa và hỗ trợ cho các trại tỵ nạn và những ngôi làng ở khu vực hẻo lánh. Những nỗ lực nhân đạo, ngoại giao và truyền thông là vô cùng cần thiết vì chưa bao giờ chính phủ các quốc gia châu Phi cùng phương Tây hoạt động đủ nhanh để cứu giúp những người dân khốn khổ. Điều đơn giản nhất lý giải cho sự thực này là chính phủ tại đây không bao giờ chịu “chú ý” tới các dấu hiệu của nạn đói, những nỗ lực cung cấp hàng hóa của Liên Hợp Quốc. Nguồn ảnh: Reuters/Barry Malone.

    [​IMG]
    Trại tỵ nạn Dadaab nhìn từ trên cao.

    [​IMG]
    Hiện tại, luồng dân di cư từ Somalia tới đây vẫn rất lớn. Kristalina Georgieva từ hội cứu trợ liên minh châu Âu hứa sẽ làm mọi biện pháp có thể để cứu giúp 12 triệu người dân vùng Sừng Châu Phi và tăng cường viện trợ tức thời khoảng 40 triệu USD. Tổng số tiền cứu trợ mà tổ chức này quyên góp được là 100 triệu USD. Nguồn ảnh: Tony Karumba/AFP/Getty Images.

    [​IMG]
    Mohammed Osman – cụ già 70 tuổi bị suy dinh dưỡng tới từ miền nam Somalia nằm tại bệnh viện Benadir, Mogadishu. Nguồn ảnh: Abdurashid Abikar/AFP/Getty Image.

    [​IMG]
    Con người và thú vật nơi đây chỉ còn da bọc xương do hậu quả của trận hạn hán khủng khiếp. Nguồn ảnh: Oli Scarff/Getty Images.

    [​IMG]
    Sheik Yare Abdi tắm rửa cho con trai Aden Ibrahim để chuẩn bị khâm niệm cậu bé. Aden – 4 tuổi sẽ được mai tang theo đúng phong tục của người Somalia bên ngoài trại tỵ nạn Ifo II, Dadaab, Kenya. Các bác sỹ đã không thể cứu chữa cho Aden vì cậu bé đã bị mất nước do tiêu chảy suốt 4 ngày. Nguồn ảnh: AP Photo/Rebecca Blackwell.​


    [​IMG]
    Cậu bé suy dinh dưỡng Abdirisak Mursal – 3 tuổi tới từ miền nam Somalia đang được chữa trị tại bệnh viện Banadir, Mogadishu. Hàng ngàn người đã tới Mogadishu trong hai tuần qua để kiếm tìm sự trợ giúp và con số này vẫn tăng lên trong từng ngày vì sự thiếu thốn lương thực và nước uống ngày càng trở nên trầm trọng. Cơn hạn hán tồi tệ nhất ở vùng Sừng Châu Phi đã tạo ra khủng hoảng lương thực trầm trọng và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Dù không hạn hán, người dân ở nhiều vùng của Somalia và Kenya đã luôn ở tình trạng thiếu đói vì vậy cơn hạn hán càng khiến cuộc sống của họ thêm cơ cực. Nguồn ảnh: AP Photo/Farah Abdi Warsameh.

    [​IMG]
    Một cậu bé của gia đình Rage Mohamed giữ “căn nhà mới” của gia đình mình khi cơn bão cát tràn tới. Người dân thường dùng thân cây Acacia nhiều gai nhọn để làm nhà. 15 người trong gia đình cậu bé đã mất 5 ngày để đi từ quê tới khu trại tỵ nạn Dagahaley. Họ tiếp tục phải ngủ 2 đêm ngoài trời trước khi có thể hoàn thành căn lều tạm. Nguồn ảnh: AP Photo/Rebecca Blackwell.

    [​IMG]
    Những người dân tới từ miền nam Somalia nhận lương thực tại trung tâm cứu hộ ở Mogadishu. Nguồn ảnh: AP Photo/Farah Abdi Warsameh.

    Theo baodatviet.vn​
     
    bichphuong thích nội dung này.
  2. Sen

    Sen
    Expand Collapse
    Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    40
    Thích đã nhận:
    5
    Money:
    0$
    Xem xong bài viết này, tôi cảm thấy xúc động và xót thương những hoàn cảnh bất hạnh của nhiều trẻ em trên thế giới.Và chợt nhận ra bản thân mình còn rất may mắn và còn nhiều lắm những điều kiện hạnh phúc xung quanh mà đã lâu rồi hình như tôi ko biết..
     
  3. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Hiện nay cũng có rất nhiều cá nhân, tổ chức luôn sẳn lòng mang tình thương đến cho các em, đó là một điều đáng quý, nhưng phần lớn cũng chỉ dừng lại ở một mức độ có giới hạn. Mọi người còn đang loay hoay cơm áo gạo tiền, phải dành thời gian lo cho bản thân và gia đình, nhưng thật ra chúng ta có nhiều khả năng lắm, có thể giúp được cho các em hơn mình tưởng nhiều lắm.

    Điều đầu tiên, ta phải tìm ra con đường giải quyết phần lớn những ưu phiền của chính bản thân. Mổi khi khó khăn, chúng ta thường đỗ thừa hoàn cảnh và người khác, phải xem lại thật kỹ chổ này, vì chỉ có ta mới quyết định số phận của mình, chỉ có ta mới có thể mang đến cho ta một đời sống hạnh phúc thật sự. Khi ưu phiền được giải quyết, người ta sẽ sống hạnh phúc hơn, vui hơn, yêu cuộc sống hơn, khi đó việc giúp trẻ em bằng cách này hay cách khác cũng trở nên dễ dàng. Khi mình chưa giải quyết được ưu phiền của chính mình, thì sự giúp đỡ kia cũng chỉ là tạm bợ.

    Rồi, phải có khả năng biết đủ trong đời sống, tiền bạc, ăn mặc, hưởng thụ cũng đến một mức nào đó thôi, phải chiến đấu với lòng tham của chính mình. Không lẽ bao nhiêu tài năng của mình chỉ để quanh đi quẩn lại với cái ăn cái mặc thôi sao? Dùng tài năng đó, trí tuệ đó, phụng sự xã hội, chẳng phải là một sự nghiệp đáng để đời hay sao?

    Kế tiếp, nếu ta có một cuộc sống đang dư dã, thì cứ suy nghĩ về nó, dùng nó có ích cho mọi người, đặc biệt là trẻ em vì không có cơ hội bảo vệ được chính mình. Chẳng phải bao công sức của ta được sử dụng thật ý nghĩa đó sao? người đời sẽ nhớ.

    Còn nữa, nếu ta đang thật sự gặp khó khăn trăm bề, thì hãy hãnh diện vì điều đó, nó sẽ cho ta sự đồng cảm và thấu hiểu hơn những hoàn cảnh có thể còn bi đát hơn mình nhưng người ta vẫn sống một đời sống bình thường dung dị và hạnh phúc, bao nhiêu tấm gương đều trước mắt. Điều gì có thể khiến cho ta tự hào hơn, khi trong khoảnh khắc, ta có một tình thương với người cùng khổ, điều đó sẽ mang đến cho ta một nguồn năng lượng để hỗ trợ cho ta vượt qua hoàn cảnh hiện tại. Vậy chúng ta hãy nhớ rằng, khi ta kiệt quệ nhất, bi đát nhất, thì ta vẫn còn một gia tài đó là tình thương trong trái tim mình, hãy khơi dậy, hãy cố gắng thể hiện lòng thương chân thành của ta với bất kỳ ai mà ta còn có thể thương nổi, nó sẽ cứu ta.

    Vậy thì còn gì phải sợ trên đời?
     

Chia sẻ trang này