Như thế mới là hợp thời, sành điệu

Thảo luận trong 'CHUYỆN XÃ HỘI' bắt đầu bởi bichphuong, 3/3/12.

  1. bichphuong

    bichphuong
    Expand Collapse
    Active Member

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    182
    Thích đã nhận:
    72
    Money:
    0$
    SGTT.VN - Thời gian qua, chắc hẳn các bạn cũng đã biết chuyện đánh thuế túi nilông tại Việt Nam. Mấy người xóm nhà tôi thấy cũng nhăn nhó: Trời ơi, thế này rồi thì siêu thị, cửa hàng lại cũng nã vào giá hàng hoá chứ gì. Ở chợ, các bà bán thịt, bán rau cũng than vãn về chuyện thuế túi nilông.

    Thực ra, đánh thuế túi nilông, theo tôi, cũng là việc nên làm. Người Việt Nam đã quá quen với việc dùng túi nilông vô tội vạ, đã quen với việc túi nilông miễn phí mỗi ngày, nên có thể thấy việc đánh thuế túi nilông thật là vô lý. Đã có thống kê, trung bình số túi nilông một người sử dụng trong cả cuộc đời sẽ tồn tại trong… hơn 4 triệu năm.

    Chuyện thường trên thế giới

    Trên thế giới việc đánh thuế túi nilông đã thực hiện ở nhiều quốc gia và có những kết quả hết sức khả quan. Điển hình như ở Ireland, việc áp một mức thuế từ năm 2002, ban đầu là 15 cent, rồi dần tăng lên tới 22 cent (khoảng gần 7.000 đồng) cho mỗi túi nilông, đã làm cho lượng tiêu thụ túi nilông sử dụng trong năm 2011 giảm tới hơn 90% so với năm 2001 (trước kia trung bình mỗi người dân dùng 328 túi/năm và tới nay con số này chỉ là chưa tới 30 túi). Tại Washington, D.C, mức thuế 5 cents (khoảng 1.000 đồng) được áp dụng ngày 1.1.2010, và kết quả từ 22,5 triệu cái túi nilông mà các cửa hàng mỗi tháng đưa cho khách mua hàng trước khi áp mức thuế này, đã giảm xuống chỉ còn có 3 triệu túi. Ở Trung Quốc, điều luật cấm sử dụng túi nilông áp dụng năm 2009, cũng đã giúp nước này tiết kiệm được khoảng 1 triệu tấn dầu hoả.

    Còn ở Việt Nam?

    Quyết định đánh thuế túi nilông tại Việt Nam, là một bước tiến trong công tác bảo vệ môi trường. Nhưng động thái này gây sốc cho hầu hết người dân vì còn nhiều vấn đề chưa được xử lý đồng bộ. Ngay cả ở những nước đã phát triển, những người phản đối việc đánh thuế hay cấm sử dụng túi nilông, bên cạnh các công ty dầu lửa và các nhà sản xuất cung cấp túi nilông, còn là chính người tiêu dùng. Yếu tố quan trọng để việc thi hành luật thuế này ở các nước này thành công, là chính phủ hay các tổ chức môi trường từ nhiều năm trước đó, đã đưa ra các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi cách nghĩ của người tiêu dùng về các tác động môi trường của túi nilông. Họ quảng bá cho hình ảnh một người dùng một cái túi vải khi đi chợ thì trông văn minh hợp thời hơn là túi nilông như thế nào. Đến khi người tiêu dùng có nhận thức, thì việc phải trả tiền cho cái túi mà trước kia họ có thể lấy miễn phí, sẽ khiến họ quyết định rất nhanh.

    Túi nilông không đơn thuần là một mặt hàng, nó là một thói quen đã tồn tại rất lâu trong đời sống. Mà đã là thói quen thì việc thay đổi không thể là chuyện nhất thời bằng các biện pháp mạnh một cách đơn độc. Việt Nam cần phải có một lộ trình bao gồm những chiến dịch truyền thông dài hơi thay đổi nhận thức của người dân về túi nilông đồng thời cổ suý cho hàng loạt các giải pháp thay thế. Ví dụ như cổ động cho việc dùng giỏ đi chợ như trước đây, hoặc dùng các loại túi lớn làm bằng sợi tổng hợp (như siêu thị Metro vẫn đang bán cho khách) vì giá rẻ, có thể gập gọn bỏ cốp xe hay giỏ xách và dùng lại được nhiều lần. Các siêu thị, các cửa hàng cũng cần phải đưa ra giải pháp thay thế, tốt nhất là miễn phí trong thời gian đầu. Ví dụ tôi thấy ở siêu thị An Phú (quận 2. TP.HCM) có chủ trương không đưa túi nilông miễn phí, thì nhân viên mang tất cả các loại hộp cáctông đã qua sử dụng để khách hàng bỏ đồ vào mang về khi họ quên mang túi mua hàng. Một khi chưa có những bước đệm mà áp thuế, sẽ không tránh khỏi sự vội vàng dẫn đến tâm lý sốc và e ngại.

    Thân thiện môi trường

    [​IMG]
    Có nhiều loại túi được gọi là túi nilông thân thiện môi trường. Đó có thể là loại túi làm từ nguyên liệu nilông đã được tái chế; các loại túi có thể tự phân huỷ sinh học; tự phân huỷ. Tuy nhiên, loại thứ nhất vẫn là loại khó phân huỷ, nó thân thiện môi trường chỉ vì giảm lượng sản phẩm dầu mỏ để sản xuất. Loại thứ hai, túi tự phân huỷ sinh học (biodegradable) làm từ các sản phẩm nông nghiệp, như bột bắp, có thể phân huỷ, tuy nhiên, chúng cũng vẫn cần các điều kiện nhất định mới phân huỷ được (ví dụ phải làm phân compost) chứ không phải cứ vứt ra bãi rác lộ thiên. Còn loại thứ ba, túi tự phân huỷ (degradable), là loại có sử dụng các phụ gia hoá học khiến chúng có thể phân huỷ chỉ trong điều kiện tiếp xúc với oxy, ánh sáng hoặc nhiệt độ, thì mới là loại túi có thể vứt ra ngoài bãi rác lộ thiên.

    Ở Việt Nam, cũng đã có một số công ty sản xuất túi nilông thân thiện môi trường. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, túi thân thiện với môi trường nhất, vẫn là các loại túi có thể dùng lại nhiều lần, dù nó bằng nguyên liệu gì, sợi tổng hợp, vải, hay thậm chí nhựa. Bản thân vật liệu nhựa, hay nilông không phải là xấu, nhưng việc dùng nó có một lần thì tác động lên môi trường của nó đã lớn hơn tính năng sử dụng. Nếu như bạn có thể sử dụng một cái túi trong hàng năm trời, thì tác động của bạn lên môi trường chỉ còn không đáng kể.

    Tôi không phải là cái túi nhựa

    Năm 2007 Anya Hindmarch, nhà thiết kế phụ kiện thời trang nổi tiếng thế giới đã thiết kế ra một chiếc túi vải bán chạy trên khắp toàn cầu, I’m Not A Plastic Bag (Tôi không phải là cái túi nhựa), qua đó sử dụng ảnh hưởng của mình để xây dựng hình ảnh những người không dùng túi nilông mới thật sự là thời trang, là sành điệu. Chiếc túi làm từ vải thô được sản xuất với số lượng giới hạn, có bốn màu, được bán với giá 5 bảng Anh. Nhưng ngay sau đó có lúc nó đã được rao bán trên eBay với giá lên tới 225 bảng Anh. Trong một ngày, 20.000 chiếc túi I’m Not A Plastic Bag đã được bán tại 450 chi nhánh siêu thị Sainsbury’s trên khắp nước Mỹ. Phụ nữ đã xếp hàng rồng rắn bên ngoài siêu thị từ 2 giờ sáng, với hy vọng được sở hữu phụ kiện thời trang đang siêu “hot” này. Và chỉ tới 9 giờ sáng cùng ngày, số túi trên đã bán hết, trong khi 100.000 khách hàng khác đăng ký trên mạng để hy vọng mua được chiếc túi. Tất nhiên là, cũng không phải tất cả những người mua túi này đều yêu môi trường, nhưng chiếc túi này chắc chắn đã có tác động tích cực nhất định trong việc thay đổi thói quen giảm thiểu túi nilông.

    Và bây giờ, tôi lại ngồi ước mong, một ngày nào đó, ở Việt Nam, có một người nổi tiếng về lối sống văn minh, cũng làm được một điều tương tự…

    HOÀNG THỊ MINH HỒNG​
     
  2. Chi Bảo

    Chi Bảo
    Expand Collapse
    Hội viên danh dự
    Staff Member

    Tham gia:
    26/11/11
    Bài viết:
    323
    Thích đã nhận:
    149
    Money:
    0$
    Chuyện gì đến rồi sẽ đến. Cứ gõ cửa sẽ mở.
     

Chia sẻ trang này