Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy ý nghĩa về các cung bậc cảm xúc khác nhau đã làm lay động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Nhiều người không khỏi đau lòng với hình ảnh nhà truyền giáo ở Uganda đang cầm bàn tay da bọc xương của một em bé sắp chết đói ở Châu Phi vào năm 1980. Bức ảnh là một lời nhắc nhở về sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới, đồng thời gửi gắm thông điệp hãy quý trọng những gì mình đang có. Ảnh: Mike Wells. Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên ảnh Nick Út đã gây chấn động thế giới khi lột tả được sự khốc liệt của chiến tranh chỉ bằng một khoảnh khắc. Nhân vật chính trong bức ảnh là cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị bỏng nặng đang cố chạy trốn khỏi trận bom Napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Ảnh: Nick Út. [Thêm: Kim Phúc sau này là công dân Canada, mãi đến gần đây các vết thương mới được bắt đầu chữa trị] Hình ảnh này chụp lại bức tường của buồng hơi ngạt trong trại tập trung Auschwitz -“lò giết người hàng loạt” lớn nhất trong lịch sử do Đức quốc xã xây dựng. Theo tính toán của viện bảo tàng quốc gia Ba Lan, nơi đây đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.1 triệu người, trong đó chủ yếu là dân Do Thái. Những dấu móng tay cào cấu chằng chịt trên các bức tường là minh chứng cho sự tàn bạo khủng khiếp của thù hằn sắc tộc trong thế chiến thứ II. Hình ảnh cậu bé Diego Frazão Torquato đang chơi vĩ cầm tại tang lễ của thầy giáo, người đã giúp cậu thoát khỏi cuộc sống băng đảng nhờ âm nhạc. Hình ảnh đẫm nước mắt này đã lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới, đưa đến một góc nhìn mới về tình trạng đói nghèo và bạo lực tại Brazil, nơi Diego đã lớn lên. Hình ảnh cậu bé mồ côi người Áo ôm chầm lấy đôi giầy do hội Chữ thập đỏ Mỹ tặng đã trở thành biểu tượng của sự hạnh phúc và thương cảm, bức ảnh này do phóng viên Gerald Waller ghi lại năm 1946. Ông cũng rời đi ngay sau đó nên danh tính của chú bé trong ảnh vẫn là một bí mật đến tận ngày hôm nay. Bức ảnh với nhan đề “Bố ơi chờ con với” được chụp ngày 1/10/1940 ghi khoảnh khắc một cậu bé chạy theo bố - người đang chuẩn bị ra mặt trận trong Thế chiến II. Khoảnh khắc níu giữ đầy trong trẻo và xúc động này vẫn nổi tiếng đến tận ngày hôm nay. Ảnh: Claude P. Dettloff . Nữ quân nhân Mỹ Terri Gurrola được đoàn tụ với con gái sau 7 tháng xa cách. Tuy chỉ do một người bình thường bấm máy, nhưng hình ảnh xúc động này đã lan truyền khắp nước Mỹ trong năm 2012. Hai nhà báo Mỹ Euna Lee và Laura Ling được đoàn tụ với người thân ở California sau nhiều tháng bị giam giữ ở Triều Tiên. Ảnh : Robyn Beck. Những tín đồ Cơ Đốc dang tay bảo vệ những người theo đạo Hồi trong buổi cầu nguyện ở Cairo, Ai Cập – nơi đang xảy ra một cuộc biểu tình lớn vào năm 2011. Ảnh: Reuters. Suốt nhiều ngày liền, chú chó Leao nằm bên mộ chủ sau khi cô thiệt mạng trong vụ lở đất thảm khốc gần Rio de Janeiro, Brazil năm 2011. Hình ảnh bác sĩ người Ba Lan Zbigniew Religa cùng trợ lý mệt nhoài sau khi vừa kết thúc một ca phẫu thuật tim kéo dài 23 giờ đồng hồ vào năm 1987. Ảnh:James Stanfield Bức ảnh ghi lại giây phút ngạc nhiên đầy ngỡ ngàng của cậu bé Harold Whittles bị khiếm thính lần đầu tiên nghe thấy âm thanh khi được đặt máy trợ thính vào tai. Ảnh: Jack Bradley Điều kỳ diệu của“Bàn tay của hy vọng”: Trong 1 ca đẻ mổ, em bé đưa tay ra khỏi vết mổ khi vẫn đang nằm trong tử cung của mẹ và nắm lấy bàn tay của bác sĩ phẫu thuật. Điều này đã khiến bác sĩ phẫu thuật bất ngờ và anh không thể nói hay làm bất cứ điều gì trong khoảnh khắc kỳ diệu ấy. Ảnh: Michael Clancy Một người đàn ông đã mạo hiểm mạng sống để cứu những chú mèo con, đội chúng trên một chiếc rổ và băng mình qua dòng nước lũ trong một trận lụt lớn ở thành phố Cuttack, Ấn Độ vào năm 2011. Ảnh: Biswaranjan Rout Một cựu chiến binh lái xe tăng trong Thế chiến II xúc động khi được “gặp lại” chiếc xe tăng cũ mà ông từng gắn bó suốt thời gian dài. Chiếc xe đang nằm trong một đài tưởng niệm tại thị trấn nhỏ ở Nga. Hình ảnh cầu thủ da đen Pele và đội trưởng đội tuyển Anh – Bobby Moore thân thiết với nhau sau trận đấu ở World Cup 1970 đã góp phần đẩy lùi tư tưởng phân biệt chủng tộc trên thế giới. Thiếu nữ 17 tuổi, Jan Rose Kasmir đang cài một bông hoa lên họng súng của cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình bên ngoài Lầu Năm Góc, nhằm yêu cầu chính phủ dừng cuộc chiến tại Việt Nam. Đây được coi là một trong những bức ảnh phản chiến ấn tượng nhất trong thế kỷ 20. Hình ảnh này do phóng viên Marc Riboud chụp ngày 21/10/1967. Thi thể của một đứa bé được tìm thấy trong đống đổ nát sau vụ rò rỉ khí gas ở Bhopal, Ấn Độ. Ảnh : Raghu Rai Một cô gái trong phòng cách ly khỏi phóng xạ đang nhìn chú chó của mình qua cửa kính. Bức ảnh được chụp tại Nihonmatsu, Nhật Bản vào ngày 14/3/2011. Ảnh: Yuriko Nakao Một người đàn ông Pháp khóc trong tuyệt vọng khi nghe tin phát xít Đức đã chiếm đóng thủ đô Paris trong Thế chiến II. Ảnh: Lưu trữ quốc gia số 208-PP-10A-3 Bé gái 4 tháng tuổi được cứu sống một cách kỳ diệu khỏi đống đổ nát sau khi mất tích 4 ngày trong trận sóng thần Nhật Bản năm 2011. Ảnh:Yomiuri Shimbun Một cụ ông ở Hàn Quốc bật khóc khi chia tay người em trai mình ở Triều Tiên. Hai người đã có cuộc đoàn tụ quý giá vào năm 2010. Khi đó, 423 người Hàn Quốc đã được phép ở lại Triều Tiên trong 3 ngày để đoàn tụ với người thân sau khi bị chia cách bởi chiến tranh năm 1950-1953. Ảnh: Kim Ho-Young Những tù nhân người Do Thái khi được giải phóng khỏi trại tập trung “Con Tàu Tử Thần” gần sông Elbe, Đức năm 1945. Một tu sĩ cầu nguyện cho một người đàn ông lớn tuổi chết đột ngột trong khi đang chờ đợi chuyến tàu ở Sơn Tây, Thái Nguyên, Trung Quốcvào cuối năm 2011. Ảnh: Asianewsphoto Chú chó Zanjeer đã trở thành anh hùng khi đã cứu mạng hàng ngàn người trong vụ đánh bom liên tiếp ở Mumbai vào tháng 3 năm 1993, bằng cách phát hiện hơn 3kg thuốc nổ, 600 kíp nổ, 249 quả lựu đạn và 6406 viên đạn. Khi Zanjeer qua đời, tang lễ của chú chó diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của nhiều quan chức cảnh sát cấp cao. Ảnh: STR News Sưu tầm