Vơ chồng già gian nan tìm cái chữ cho cháu

Thảo luận trong 'GIÁO DỤC' bắt đầu bởi Kenbi_Tr, 23/12/13.

  1. Kenbi_Tr

    Kenbi_Tr
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    12/12/11
    Bài viết:
    264
    Thích đã nhận:
    33
    Money:
    0$
    "Vợ chồng tôi đã già rồi. Căn bệnh của tôi không biết sẽ sống chết khi nào cô ơi… Tôi chỉ tội cho đứa nhỏ bơ vơ, không nơi nương tựa. Nhiều đêm, tôi trằn trọc đến khuya mà không ngủ được vì lo cho tương lai của cháu…".

    Đó là lời tâm sự nghẹn ngào trong nước mắt của ông Võ Văn Bảy 74 tuổi và bà Nguyễn Thị Đầm 72 tuổi. Họ là ông bà nội của bé Võ Minh Thư - học sinh lớp 2/4 Trường Tiểu học Nhị Quí, nhà ở ấp Quí Chánh, Nhị Quí, Cai Lậy, Tiền Giang.

    [​IMG]

    Người ta thường nói: “Mồ côi cha ăn cơm với cá - mồ côi má lót lá mà nằm”, câu nói này chưa hẳn hoàn toàn đúng với trường hợp của Thư. Nếu nghe được những lời thơ đầy xúc động của bé Thư, chắc hẳn lòng ai cũng xốn xang, rơi nước mắt:

    "Mẹ cha đoạn nghĩa dứt tình
    Để cho con trẻ một mình bơ vơ
    Khổ đau trút xuống con khờ
    Bám víu bà nội để nhờ tấm thân
    Nội con cảnh khổ cơ bần
    Giàu lòng nhân ái đỡ đần cháu con
    Lớn lên, nguyện nội con còn
    Phụng thờ kính mến đáp đền công ơn"

    Những lời rứt ruột do bà nội ru Thư từ thuở còn bé thơ đã khiến cậu bé thuộc nằm lòng. Chưa kịp thôi nôi, cha mẹ chia tay nhau, mẹ bỏ đi. Thư thiếu vắng hơi ấm tình thương của mẹ. Ít lâu sau, cha Thư bị tai nạn chết. Thư trở thành trẻ mồ côi. Thương cháu bơ vơ, ông bà nội đem cháu về đùm bọc. Bao năm nay, Thư lớn dần lên trong che chở của ông bà.

    Lúc Thư còn nhỏ thì ông bà còn khỏe, ông bà không nề hà bất cứ việc gì miễn đó là công việc lương thiện để kiếm tiền nuôicháu ăn học để “cuộc đời sau này của nó bớt khổ…” . Bé Thư đến tuổi học, bà cõng Thư trên lưng vượt qua con đường làng ngoằn ngèo, mấp mô, lầy lội để đưa cháu đi mẫu giáo. Lúc Thư vào lớp 1, trường xa nhà, bà để cháu lên xe đạp đẩy cháu đến trường vì sức bà yếu, đưa được Thư vào lớp, lưng bà cũng ướt đẫm mồ hôi. Thấy thế, người hàng xóm cho Thư 1 chiếc xe đạp nhỏ cũ.

    [​IMG]

    Và rồi, cái hình ảnh đứa trẻ gầy nhom, cố gò lưng trên chiếc xe đạp và bà nội với chiếc xe đạp cũ kỹ chạy theo sau. Phía trước xe là cái cặp, phía sau là cái bao chứa nhãn sấy khô và dụng cụ để lột nhãn đã trở nên quen với mọi người. Bé Thư còn nhỏ mà đường đến trường đoạn thì có sông lớn, đoạn hương lộ thì xe cộ nhiều, bà không an tâm nên phải theo cháu đến lớp. Thư vào lớp học thì bà ngồi ngoài cổng trường, trải miếng manh cũ, bày nhãn sấy ra lột. Đây chính là kế sinh nhai hàng ngày của ông bà để nuôi bé Thư. Khi có nhãn, bà lột được 3kg, kiếm được 15.000 đồng. Tằn tiện lắm nhưng nhà vẫn rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau.

    Mấy năm trước, ông bà còn khỏe, ai thuê gì bà làm đấy từ nhổ cỏ, cấy lúa, đóng rỗ nhãn… Nhưng tuổi của ông bà ngày một nhiều, sức của ông bà càng ngày càng yếu, ông Bảy lại còn mang thêm căn bệnh tim, bệnh tật đau ốm thường xuyên nên cảnh nhà vốn đã gieo neo nay lại càng thêm khốn khó. Nhà chỉ có một vườn tạp nhưng ông cũng không đủ sức khỏe để làm, vả lại tiền để đầu tư, canh tác nên phó mặc cho trời thu hoạch chẳng là bao. Các con ông bà đều nghèo, đi làm thuê tận Bình Dương cũng gặp khó nên chẳng giúp được gì.

    Đều đặn mỗi tháng, ông đều phải đi tái khám ở bệnh viện để lấy thuốc uống. Có lúc nhà hết gạo, phải đi mua thiếu. Thấy hoàn cảnh của nhà ông bà như thế, hàng xóm cũng thương tình cho đong gạo thiếu, khi nào có tiền thì đem trả. Đầu năm học này, nếu không có sự giúp đỡ của mọi người có lẽ việc học của Thư sẽ gặp nhiều khó khăn lắm… Sách, vở quần áo cũ của hàng xóm cho lại, bà Bảy chắt chiu, nâng niu dành để cho cháu đi học.

    Tuy thiếu vắng tình thương của cha mẹ nhưng bé Thư rất ngoan và học giỏi. Em cũng rất hiếu thảo, suốt ngày cứ quấn quýt bên bà. Em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài giờ học, em còn giúp bà lột nhãn kiếm tiền mua gạo. Nhìn cậu bé chăm chỉ, cần mẫn lột những trái nhãn sấy khô giúp bà, ai cũng thương.

    [​IMG]

    Khi hỏi về ước mơ của mình, Thư cho biết em thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông nội, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà lúc già yếu… Nghe lời cháu bộc bạch, ông bà lén chùi những giọt nước mắt… Liệu rằng hai cành tre gầy khẳng khiu kia có còn đủ sức vươn cành che chở cho búp măng non kia giữa cơn bão đời…?

    Nguyễn Mỹ Phương
     
    #1 Kenbi_Tr, 23/12/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này