Xin hãy cứu bé bị tim bẩm sinh không có tiền mổ

Thảo luận trong 'Y TẾ' bắt đầu bởi hoahuongduong, 11/12/13.

  1. hoahuongduong

    hoahuongduong
    Expand Collapse
    Administrator

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    2,085
    Thích đã nhận:
    18
    Money:
    0$
    [​IMG]

    “Không phải đánh son tím đâu cô, đấy là bị bệnh tim giống cháu đấy. Cô nhìn xem, răng cháu cũng không phải do ăn kẹo mà “sún” hết thế này đâu, cũng do bị bệnh đấy”.

    Mới 6 tuổi cháu đã ý thức được căn bệnh quái ác mà mình gặp phải. Cháu hỏi: “Nếu không được mổ tim, cháu sẽ chết phải không cô?”. Câu hỏi “ngây thơ” của đứa trẻ bị tim bẩm sinh con của một gia đình nghèo chưa biết kiếm đâu ra tiền để mổ khiến tôi bối rối, chỉ biết véo nhẹ vào bên má cháu mà rằng: “Không đâu, cháu sẽ sớm khỏi bệnh còn phải tiếp tục đi học nữa chứ”.

    Đó là hoàn cảnh của em Nguyễn Quang Tuấn (6 tuổi), xóm 3, xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Tuy đã 6 tuổi, nhưng nhìn Tuấn chẳng khác nào các bé học lớp mẫu giáo 4 tuổi vậy. Em còi cọc, chân tay yếu ớt, đôi mắt lúc nào cũng như đang rơm rớm nước.

    Bố của cháu Tuấn là anh Nguyễn Văn Hanh (sinh năm 1984) cho biết, từ khi sinh ra cháu Tuấn rất hay bị đi ỉa và sốt cao, thể trạng yếu ớt, còi xương. Gần đây cháu có thêm biểu hiện ăn vào lại nôn ra, đi học về thì kêu mệt: “Tuấn thường phải đi bộ đi học. Hôm nào bố rảnh thì Tuấn mới được đưa đi”. Tuy nhiên phần vì hoàn cảnh kinh tế gia đình eo hẹp, bố mẹ lại sớm hôm phải đi làm nên cũng không đưa cháu đi khám bệnh tại bệnh viện. Chỉ khi tại trường Tuấn học tổ chức khám bệnh đình kỳ cho các học sinh, Tuấn mới được phát hiện mắc căn bệnh quái ác mang tên tim bẩm sinh.

    Hiện nay, cháu Tuấn đang được điều trị tại Bệnh viện E, Hà Nội. Với số tiền phẫu thuật tim cho cháu Tuấn là 60 triệu đồng, gia đình anh Hanh đang rất hoang mang vì chưa biết kiếm đâu ra số tiền quá lớn như vậy: “Là cha mẹ ai chả mong con mình sớm khỏi bệnh, cũng chỉ mong sớm có đủ tiền để cho cháu mổ tim, để cháu được về nhà. Nhưng nếu thật sự không đủ tiền thì đành phải hoãn lại chứ chẳng biết cách nào nữa”, anh Hanh cúi gằm, mắt đăm đăm nhìn sàn nhà. Tôi biết anh đang giấu đi những giọt nước mắt thương con sắp trào ra của mình.

    [​IMG]
    Anh Hanh pha nốt nửa gói mì tôm còn lại đút cho con khi con đòi ăn​

    Sức khỏe yếu ớt, cháu Tuấn không ăn được rất ít, phải chia thành nhiều bữa nhỏ. Chỉ các bữa chính là Tuấn được ăn cơm, hoặc cháo mua bên ngoài viện. Các bữa phụ còn lại cháu thường phải ăn mì tôm nhưng cũng chỉ ăn được một vài miếng Tuấn lại không ăn được nữa: “Thỉnh thoáng cháu cũng hay đòi ăn vặt, có khi thương con nên bố cũng mua cho nhưng có khi phải cần kiệm nên đành thôi. Con hiểu ý nên cũng không dám đòi nữa”.

    Mì tôm cũng chính là thức ăn chính của anh Hanh những ngày chăm con. Con mắc bệnh mà người bố cũng gầy đi trông thấy, chi phí sinh hoạt, ăn uống thì đắt đỏ nên anh Hanh cũng chỉ dám ăn mì tôm: “Ở đây cái gì cũng đắt lắm, 30 nghìn đồng/1 suất cơm nên tôi không dám ăn, mà có ăn thì cũng phải 2 suất mới đủ no bụng. Tôi thường mua 10 nghìn cơm và gói mì tôm về pha ăn cùng thế là xong bữa. Bố mẹ thì thế nào cũng chịu được, con cái ốm đau thì mới cần chất dinh dưỡng”.

    Đã hơn tháng nay từ ngày đưa con đi nhập viện tại Hà Nội, chưa ngày nào anh Hanh được ăn bữa cơm đúng nghĩa dù chỉ là với đĩa rau hay tấm đậu chấm mắm như gia đình anh ở nhà thường ăn.

    Mẹ cháu Tuấn, chị Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 1986) đang làm công nhân cho một công ty may gần nhà. Do thời gian công việc eo hẹp nên chị Hương không thể đến bệnh viện chăm con thay chồng được: “Vợ thì ngày nào cũng đi làm từ 6h30 sáng đến 21h đêm mới về, cả tuần được nghỉ ngày chủ nhật nên không có thời gian mà chăm sóc cháu được. Ở quê, kiếm được công việc lương ổn định là may rồi nên không dám nghỉ việc. Mà nghỉ nhiều bị đuổi việc thì chết hẳn”, anh Hanh kể.

    [​IMG]
    Hai bố con Tuấn chăm nhau ở bệnh viện​

    Hỏi thăm tình hình công việc của chị và bệnh tình của cháu Tuấn, chị Hương không khỏi nghẹn ngào: “Muốn đi để chăm sóc con lắm. Nó bé tí cũng cần mẹ hơn nhưng cô không thể nghỉ làm được. Nếu nghỉ làm họ cho nghỉ việc mà nghỉ việc thì biết lấy tiền ở đâu mà nuôi con. Cứ ở nhà thế này cũng sốt ruột lắm chứ cô”, chị Hương nghẹn ngào trong nước mắt.

    Ngày tháng “bình yên” trước đó của gia đình, anh Hanh thường phiêu bạt đi phụ hồ, lúc thì ở Nam Định, lúc thì Hà Nội. Khi đứa con thứ 2 ra đời là cháu Nguyễn Quang Dũng (năm 2009) anh Hanh thường phụ xây gần nhà để tiện chăm sóc con cái. Gia đình có hơn một sào ruộng nên cái ăn cũng còn thiếu thốn chứ nói gì đến dư giả. Cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi biết tin Tuấn mắc bệnh tim bẩm sinh với số tiền phẫu thuật ngoài khả năng là 60 triệu đồng.

    Cháu Tuấn đang cần lắm những tấm lòng hảo tâm, tiếp thêm cho cháu nghị lực để chiến thắng bệnh tật.

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp: chị Nguyễn Thị Thu Hương, xóm 3, xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hoặc ủng hộ trực tiếp cho cháu Nguyễn Quang Tuấn tại tầng 5, khoa Tim mạch, Bệnh viện E, Hà Nội.

    2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Nguyễn Quang Tuấn ở Thái Bình)

    - Qua TK ngân hàng Vietcombank:

    Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

    - Chuyển khoản từ nước ngoài:

    - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

    - The currency of bank account: 0011002643148

    -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam

    -SWIFT code: BFTVVNVX

    - Qua TK ngân hàng Viettinbank:

    Chuyển khoản: Báo VietNamnet

    Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

    Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

    - Chuyển tiền từ nước ngoài:

    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

    - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    - Swift code:ICBVVNVX122

    3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

    Email: banbandoc@vietnamnet.vn
    Theo VietnamNet
     
    #1 hoahuongduong, 11/12/13
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/15

Chia sẻ trang này